Bột mì hay còn gọi chúng là bột lúa mì, có thành phần chủ yếu là các nguyên liệu thực vật (rễ, đậu, ngũ cốc thô, quả hạch hay các loại hạt giống khác nhau,…) và ta sẽ cần nghiền nhuyễn chúng ra là có thể sử dụng. Chúng là thành phần chính để tạo ra các ổ bánh mì trên khắp thế giới, trong đó có bánh mì Việt Nam.
Nếu bạn là 1 người thợ yêu thích việc làm bánh, chắc chắn thì không còn xa lạ gì với nguyên liệu bột này – 1 nguyên liệu rất phổ biến và có mặt ở hầu hết các ngăn bếp tiệm bánh đến nhà của chúng ta. Chiếc bánh có ngon hay không, mềm và xốp không, bánh sẽ bị cứng hay bị chai không,… phụ thuộc rất lớn đến từ nguyên liệu bột.
Vì chúng có mặt hầu hết trong nguyên liệu làm bánh, nên sẽ được sản xuất với số lượng lớn hơn so với các loại bột còn lại. Thành phần của chúng chứa rất nhiều các Protein hay các Vitamin (B1, B2, B3, B4, B5, B6), tinh bột và các khoáng chất (Mangan, Đồng, Folate, Selen, Photpho,…) tốt cho sự phát triển của cơ thể và hỗ trợ cho sự phát triển tim mạch.
Với mức độ phủ sóng diện rộng như thế, nhưng cách sử dụng hay các thành phần cấu tạo của chúng chưa chắc sẽ giống nhau. Vậy bột có bao nhiêu loại, gồm những loại nào, công dụng của từng loại ra sao,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để hiểu rõ hơn cũng như tham khảo 1 số mẹo hay khi sử dụng chúng nhé!
Mục lục
Thông tin về bột mì bạn cần biết:
Ở các nền văn hóa Châu Âu, Nam – Bắc Mỹ, Đại Dương, Trung Đông, Bắc Ấn Độ hay Bắc Phi,… bột mì được xem là thành phần quan trọng và xác định được cấu tạo bánh mì sẽ như thế nào, ngọt hay không, có độ giòn hay mềm yểu,…. Ngoài bột mì ra thì bột ngô hay bột lúa mạch đen cũng là thành phần không thể thiếu trong việc làm bánh và là chủ lực ở nơi đó.
Chúng được trộn từ 2 nội nhũ khác nhau lại với nhau (bột ngũ cốc nguyên hạt và bột tinh chế). Từ “meal” có thể khác nghĩa với “flour” là có kích thước hạt hơi thô (mức độ bắt đầu) hoặc đồng nghĩa với “flour”; từ này được sử dụng cả hai cách.
Chúng được sản xuất như thế nào?
Cây lúa mì là thành phần chính và quan trong nhất để tạo ra bột mì mà ta sử dụng. Để tạo ra được loại bột chất lượng, người dân cần canh cây lúa đạt được độ chín nhất định và bắt đầu thu hoạch, sau đó bắt tay vào sản xuất để có thể thành phẩm bột hoàn chỉnh cho khách hàng.
Cây lúa mì trước khi đưa vào sản xuất, cần trải qua nhiều giai đoạn kiểm định khắt khe và đánh giá gây gắt cũng như cần sự tỉ mỉ để đạt chất lượng trước khi tiến hành giai đoạn sản xuất và đưa ra thị trường.
Để sản xuất ra được bột mì, chúng ta sẽ sử dụng hạt lúa mì hoặc là các loại ngũ cốc khác nhau rồi đem chúng đi xay nhuyễn. Khi quá trình xay diễn ra, phần vỏ và phôi được tách ra riêng để phần còn lại là nội nhũ (hạt lúa) sẽ được nghiền nhuyễn và mịn ở mức độ thích hợp (bột mì được hình thành).
Bột mì có tốt cho sức khỏe người sử dụng không?
Với thành phần chính từ lúa mì, chính vì vậy mà bột mì có lợi ích tốt với sức khỏe như:
- Là nguyên liệu cực kì quan trọng không thể thiếu khi làm bánh.
- Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, ngừa đầy bụng khó tiêu còn có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng.
- Cung cấp nhiều dạng Vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể chúng ta.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch khỏi tác nhân gây hại lên chúng.
- Cung cấp lượng sắt cho phụ nữ mang thai.
- Cải thiện sắc đẹp làn da và cho đôi mắt trông khỏe hơn hẳn.
Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.
Các loại bột và công dụng riêng biệt của chúng:
Lúa mì thường trưởng thành ở thời tiết lạnh nên để có nguyên liệu sản xuất ra bột, các doanh nghiệp thường nhập khẩu lúa mì từ nước ngoài về để có thể sản xuất ra bột và cung cấp ngược lại ra toàn thế giới. Hiện nay, ở vùng Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái một số diện tích ruộng bậc thang ở các xã như La Pán Tẩn, Púng Luông, Nậm Khắt,… đang là một gợi ý triển vọng có thể trồng được lúa mì vào mùa đông để tăng hệ số sử dụng đất và thu nhập cho nông dân những vùng này.
Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng mua các loại mì ở các cửa hàng chuyên về bột, hay là tiệm nguyên liệu làm bánh, siêu thị hoặc các cửa hàng tạp hóa, chợ,… với các mức giá có thể dao động từ thấp đến cao như 25.000đ – 80.000đ/kg tùy loại. Sau khi mở bao bì, ta cần cho bột vào hủ thủy tinh để thuận tiện cho việc bảo quản. Và nhớ tránh ánh nắng trực tiếp, không ẩm ướt để bột không bị hư hỏng.
Dựa vào màu sắc người ta có thể chia chúng thành 2 loại bột cơ bản, chẳng hạn như được làm từ lúa mì đen sẽ là bột mì đen và làm từ lúa mì trắng sẽ là bột mì trắng. Qua đó, dựa vào công dụng mà bột mang lại khi sử dụng hay la hàm lượng Protein trong bột có ta sẽ phân loại được chúng.
Do đó, bột được chia thành nhiều loại như sau:
Bột mì đa dụng (All Purpose Flour):
Hay ta còn gọi chúng với cái tên khác là bột mì thường, đây là loại bột phổ biến nhất trong các loại bột và thường được các đầu bếp sử dụng để làm ra tất cả các loại bánh (bánh mì, bánh Gato, bánh ngọt, bánh quy,….) và ở bột này chúng có chứa bột nổi.
Ở loại bột này có chứa Gluten cao (12.5-14%), có tính đa dụng cao nên được có thể pha trộn chúng và tạo loại bột mới.
Bột mì số 8 (Cake Flour/Pastry Flour):
Là loại được pha trộn từ lúa mì dạng cứng và mềm lại với nhau, không có chứa thành phần bột nổi, hàm lượng tinh bột cao nhưng hàm lượng Protein ở dạng thấp (7-8.5%). Thường có màu trắng tinh, rất nhẹ và sờ vào rất mịn tay. Khi ta nhìn bằng mắt thường, chúng luôn ở dạng mịn và đôi lúc có những hạt nhỏ li ti.
Vì có kết cấu làm ra các chiếc bánh mềm và xốp hơn các loại bột khác, nên thường được dùng làm bánh bông lan hay bánh Cupcake,… chính vì thế chúng còn được gọi với cái tên là bột bánh ngọt. Nhưng đối với người có tiền sử bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng để ngăn chặn bệnh phát triển mạnh hơn.
Bột mì số 11 (Bread Flour/Bột Mì Cứng/Bột Bánh Mì):
Là 1 loại bột có hàm lượng Protein và Gluten cao nên chúng thường gọi với nhiều cái tên như bột bánh mì, bột mì cứng, bột cái cân,… để tạo ra chiếc bánh có kết cấu bên ngoài chắc – giòn và dai.
Dạng bột này tương thích với men nở nên sau khi trộn, chúng tạo nên 1 kết cấu chắc và dai cho bánh còn giúp thể tích lớn hơn lúc ban đầu nên được sử dụng làm bánh mì gối, đế bánh Pizza, bánh mì Baguette, Bánh Donut, bánh Tart,….
High – Gluten Flour (họ hàng với bột mì số 11):
Là 1 dạng bột có các công dụng gần giống như bột số 11 nhưng lại có phần cứng hơn, nên thường được người làm bánh sử dụng để làm ra các chiếc bánh như Pizza hay Bagel,….
Self – Rising Flour:
Là dạng bột được trộn sẵn với bột nở (Banking powder), muối với tỉ lệ 110g bột mì đa dụng: 3g bột nở: 1g muối. Vì pha trộn sẵn nên tính ứng dụng vào việc làm bánh không nhiều, chủ yếu dùng để làm bánh Cookies, bánh quy, bánh xốp, bánh Cakes,… Tuy nhiên, việc pha trộn để sẵn như thế làm ảnh hưởng ít nhiều đến độ xốp của bánh.
Pastry Flour:
Đối với dạng bột này, chúng thường có màu trắng kem với hàm lượng Protein rất thấp nhưng vẫn cao hơn bột mì số 8 (Cake flour) nên phù hợp để làm ra vỏ bánh Pie, bánh Cookies, bánh Muffins, bánh Tart,… Ngoài ra, còn được ứng dụng vào việc nấu ăn như dùng làm bột tẩm, bột chiên giòn,….
Buckwheat Flour:
Ở Việt Nam chắc ít người sử dụng chúng vì có thành phần là dạng bột kiều mạch (hạt tam giác mạch hay hạt kiều mạch), tạo ra các dạng bánh Pancake hay bánh Crepe. Còn ở Nhật Bản, bột này được làm để chế biến ra sợi mì Soba thơm và rất ngon.
Sử dụng bột lâu rồi, vậy bạn có biết cách bảo quản như thế nào tốt cho bột không?
Khi bạn học làm bánh, không chỉ để tạo ra những chiếc bánh chất lượng và hoàn hảo đến khách hàng. Ta còn phải nắm giữ được các kỹ thuật hay công thức sử dụng bột, đó được xem là bước đầu tiên để làm chiếc bánh ngon. Và bột mì là nhân tố quan trọng không thể lơ là trong việc lựa chọn.
Để hiểu rõ hơn về cách bảo quản, chúng tôi chia sẻ bạn vài mẹo trong quá trình sử dụng để bột được tốt hơn nhé!
Bảo quản như thế nào để bột, tránh bị mốc?
Trong quá trình sử dụng bột, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sẽ có cách để tránh bị mốc cũng như không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị bánh. Đó là trộn bột với muối với tỉ lệ cứ 1 ký bột sẽ cho 5gr muối vào.
Chống dính bột cho bạn trong lúc nhào:
Đế trong quá trình nhào bột, để tránh tình trạng bột bị dính ta cho lên bền mặt bàn nhào 1 ít bột khô hoặc cho trực tiếp lên khối bánh là có thể chống dính hiệu quả. Hay là bạn có thể áp dụng phương pháp trước khi nhào cho bột vào ngăn mát tủ lạnh tầm 15-30 phút là có thể nhào mà không bị dính và bột cũng nở ra rất nhiều.
Nhào bột như thế nào để cho bột mịn hơn:
Trước khi bắt đầu trộn bột, ta cần cho 1 ít muối vào chung với bột dạng khô, tiếp đến ta cho từ từ lượng nước vào bột và bắt đầu trộn đều lên. Khi cảm thấy nước với bột đã đủ với nhau (không quá khô hay quá nhão) là ta bắt tay vào nhào liên tục và đều tay. Như thế, cục bột sẽ không bị tình trạng vốn cục hay nhào quá sẽ xuất hiện tình trạng bột bị chai, cứng không sử dụng được.
Nếu cho nước quá tay, bạn sẽ phải làm gì?
Trong quá trình nhào bột, cho nước quá nhiều dẫn đến khối bột bị nhão thì ta dùng 1 chiếc khăn khô và cho khối bột nhão đó vào giữa, đậy phần dư của khăn lên bột tầm 20 phút rồi lấy bột ra kiểm tra. Nếu bột vẫn còn nhão, độ khô chưa được như ý ta tiếp tục dùng chiếc khăn khô khác và làm theo với các bước như thế, đến khi nào thích hợp là được.
Ta sẽ không dùng bột khô khác để thêm vào phần bột nhão này, tránh được tình trạng cho bột khô quá nhiều và sẽ làm khối bánh của bạn sẽ bị chai, cứng và không sử dụng được nữa.
Công dụng của bột mì trong nấu ăn:
- Chất tạo độ đặc – độ chắc hay độ kết dính trong các loại thực phẩm chế biến.
- Tạo độ đục cho nhân bánh dạng kem và tạo độ bóng cho các loại hạt trong quá trình chế biến.
- Chất làm bền bọt cho các loại kẹo dẻo.
- Chất tạo Gel trong các loại kẹo gum.
- Chất ổn định trong các sản phẩm đồ uống.
- Giúp làm đặc các loại nước thịt, nhân bánh và súp.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu chi tiết về bột mì, công dụng và các loại bột mì thông dụng. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức cơ bản trong nấu ăn, làm bánh.
Máy đóng gói bột cho ra sản phẩm tuyệt vời:
Máy đóng gói dạng bột hiện nay được chế tạo rồi cung cấp ra thị trường vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã phong phú và có cấu tạo các công dụng khác nhau. Để phục vụ cho quá trình sản phẩm, đóng gói bao bì sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà người dùng có thể chọn loại máy tương ứng.
Thông số kỹ thuật:
Nguyên liệu | ngũ cốc em bé, ngũ cốc dinh dưỡng ( dạng bột mịn) |
Kiểu túi | ép 3 hoặc 4 cạnh (biên) |
Chất liệu túi | màng phức hợp, màng nhôm |
Model | SSP3-41 | SSP3-42 |
Phương pháp | trục vít định lượng | trục vít định lượng |
Phễu chứa | 10-30L | 20-50L |
Khối lượng tịnh | 5 – 100g/túi | 20 – 150g/túi |
Kích thước túi | D:50 -120 x R:30-100 mm | D:50 -150 x R:30-120 mm |
Khổ cuộn màng | tối đa 250 mm | tối đa 350 mm |
Tốc độ | 25-50 gói / phút | 25-45 gói / phút |
Tính năng hoạt động của máy:
- Chế tạo & lắp ráp tại Việt Nam.
- Giao diện vận hành và điều khiển ( Tiếng Việt + Tiếng Anh ).
- Hàng mới 100% ( 1 đổi 1 toàn bộ linh kiện suốt thời gian bảo hành ).
- Thiết kế và sản xuất bởi nhà sản xuất An Thành.
- Cơ cấu tiếp xúc với nguyên liệu / sản phẩm được làm bằng thép không gỉ 304 , đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Toàn bộ bề mặt máy bằng thép không gỉ 304/201.
- Toàn bộ các bộ phận được làm bằng máy CNC với độ chính xác cao.
- Thiết bị điều khiển, động cơ và trình điều khiển từ Đức, Japan, Đài Loan,…
- Kiểu ngàm ép: ziczac, sọc song song, caro,…
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Dù bạn nhà sản xuất với quy mô lớn hay chỉ là hộ kinh vừa và nhỏ, thì sau khâu sản xuất chúng ta đều cần một máy đóng gói để có thể hoàn thành và đưa sản phẩm một cách hoàn chỉnh đến tay khách hàng hay người tiêu dùng. Chính vì thế, để tìm ra máy đóng phù hợp với các tiêu chí đó hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn.
“Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên CUNG CẤP CÁC LOẠI THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI KHÁC NHAU, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!”
Hoặc bạn có thể để lời nhắn – chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn.
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: sale@packvn.com
Hotline (zalo) : 0903.103.922
Website: https://www.packvn.com/
Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTHANHPackagingMachineManufacturer
Để lại bình luận Hủy bình luận