Không chỉ là gia vị cho món ăn mà chúng còn mang lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ là gia vị cho món ăn mà chúng còn mang lợi ích cho sức khỏe

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Không chỉ là gia vị cho món ăn mà chúng còn mang lợi ích cho sức khỏe

Gia vị – được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.

Gia vị còn làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hoá, đồng thời có thể chế hoá theo những nguyên lý tương sinh, âm dương phối triển đối với các loại thực phẩm đặc biệt.

Có nhiều loại khác nhau như: các loại mắm, muối ăn (tạo vị mặn), ớt, hạt tiêu (tạo vị cay và mùi đặc trưng), các loại rau thơm (rau húng, rau răm, hành, tỏi… được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến),… và việc sử dụng gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.

Các loại gia vị trong ẩm thực không những là thành phần quan trọng để tạo nên những món ăn thơm ngon, đầy đủ hương sắc mà còn mang đậm nét đặc trưng văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Nhân chuyên mục Mẹo vào bếp hôm nay, hãy cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi xoay quanh chủ đề về các loại gia vị trong ẩm thực nhé!

Theo bạn, gia vị là gì?

Kích thích tiêu hóa, làm cho màu sắc món ăn sinh động, tươi nhuận hấp dẫn người thưởng thức. Một số loại gia vị thậm chí còn được sử dụng với mục đích chế hóa món ăn theo những nguyên lý tương sinh, tương khắc (như các món ăn dễ gây lạnh bụng đi kèm gia vị cay nóng).

Việc phối trộn ( như liều lượng, tỷ lệ, đa dạng chủng loại) gắn với kinh nghiệm ẩm thực của người nội trợ. Thường không có một công thức chung cho tất cả các món ăn tuy có một số món ăn thường không thể thiếu loại gia vị nào đó như:

  • Canh cá nấu thì là;
  • Thịt gà luộc chấm muối ớt vắt chanh và có chút lá chanh thái chỉ,
  • Trứng vịt lộn ăn kèm gừng thái chỉ và rau răm,…
Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Các loại gia vị rất quan trọng trong việc nêm nếm, định vị món ăn hiệu quả và làm gia tăng hương vị.

Khi kết hợp gia vị với các thực phẩm khác, chúng có tác dụng như thế nào?

Các loại gia vị khi kết hợp với nhau không những mang lại hương sắc cho các món ăn mà chúng còn ẩn chứa trong mình những tác dụng dược học vô cùng tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Một số loại còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, điều hòa đường huyết, giảm stress, cải thiện trí nhớ,…

Chính vì thế, việc sử dụng chúng thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.

Các loại gia vị phổ biến hiện nay:

Dựa vào nguồn gốc, gia vị có thể được chia thành 4 loại bao gồm:

Với nguồn gốc từ thực vật:

Khi có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phong phú và đa dạng, có thể kể tên đến như:

∴ Các loại lá tạo mùi thơm như: Lá bạc hà (mint), nguyệt quế, hành lá, rau răm, húng quế, cần tây, hành boa rô, kinh giới, rau mùi, hương thảo, lá dứa…

Các loại quả: Chanh, bưởi, ớt, khế chua, quả me, quả sấu…

∴ Các loại hạt: Hạt tiêu, hạt ngò,hạt dổi…

∴ Các loại củ: Gừng, tỏi, hành tây, củ riềng, hành củ, nghệ, củ kiệu,…

∴ Các loại thực vật khác: Nấm hương, nước dừa, nước cốt dừa…

∴ Các loại gia vị đã được chế biến, phối trộn các nguyên liệu lại với nhau: Tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, bơ thực vật, ngũ vị hương, bột cà ri,…

∴ Các loại thảo mộc, thuốc dùng trong đông y: Táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm, cam thảo, quế, đại hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành,…

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Khi có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phong phú và đa dạng

Nếu có nguồn gốc từ động vật sẽ ra sao?

Các loại gia vị có nguồn gốc từ động vật cũng phong phú không kém:

∴ Đầu tiên phải kể đến các loại mắm như: Mắm các loại (làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép v.v.) như mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm,… Các loại nước mắm làm từ cá (như cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát v.v.)

∴ Các loại gia vị có chứa tinh dầu: Tinh dầu cà cuống, long diên hương, túi mật của một số động vật, mỡ lợn, dầu hào.

∴ Các loại sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa động vật (bò, cừu, dê,..), các loại bơ và kem béo. Một số gia vị tạo độ ngot được lấy từ thịt động vật như sá sùng, tôm khô, khô mực…

Ngoài ra, mật ong cũng được xem là một trong những loại gia vị quan trọng.

Gia vị lên men vi sinh:

∴ Một số loại gia vị lên men vi sinh tiêu biểu như: Mẻ, giấm thanh, rượu nếp, rượu vang, bỗng rượu, chao, nước tương,…

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Gia vị lên men vi sinh

Gia vị có nguồn gốc vô cơ:

∴ Có thể kể đến một vài ví dụ như: Acid citric (tạo vị chua, thay thế cho chanh), muối ăn, đường, mì chính, bột canh,…

Phân loại gia vị chuẩn dựa theo tính chất:

Khi căn cứ vào tính chất và giá trị gia vị, thì chúng ta có tổng cộng 7 nhóm:

Tính chất Giá trị
Vị mặn
  • Thường có xì dầu, nước tương, muối, các loại mắm. Nhìn chung, tất cả các gia vị mặn đều được căn cứ từ muối để đánh giá độ mặn.
  • Phần lớn các gia vị trong nhóm này (trừ muối) đều có hàm lượng đạm đáng kể.
Vị  ngọt
  • Thường có mạch nha, mật ong và đường.
  • Nhóm gia vị này có thành phần chủ yếu là các loại đường. Đường mía thì có Saccaroza, mật ong thì có chứa Fructoza, Glucoza và Mantozo.
Vị chua
  • Thường có giấm, khế, dọc, sấu và me.
  • Thành phần chính của gia vị chua là các axit hữu cơ và có tác dụng đẩy nhanh tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
Vị đắng
  • Chúng thường có trong các vỏ họ nhà cam và nước hàng. Vị đắng trong các loại trái cây đó cũng có trong tinh dầu.
  • Đầu bếp dùng gia vị đắng để khử tanh nguyên liệu và là chất xúc tác kích thích ngon miệng cho người thưởng thức.
Vị cay
  • Thường có ở các loại tiêu, gừng và ớt.
  • Vị cay tạo kích thích mạnh trên đầu lưỡi chúng ta và đôi khi hòa quyện vào hương vị món ăn, giúp món càng thêm hấp dẫn. Thông thường, gia vị cay thường ở trạng thái tươi hoặc bột gia vị.
Loại có hương thơm (tạo mùi thơm cho món ăn
  • Thông thường có ở hành, tỏi, thì là, rau mùi, rau thơm.
Gia vị hỗn hợp
  • Chúng là bột húng lìu, bột cà ri, ngũ vị hương, dầu hào, sa tế, tương cải, mằn xì.

Dựa theo cấu tạo:

Ngoài tính chất, thì các bạn có thể phân loại gia vị dựa trên cấu tạo của chúng như dạng tinh thể, dạng bột Vianco, dạng lỏng,…

∴ Tinh thể: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt (mì chính)

∴ Thể lỏng: nước mắm, xì dầu, nước tương

∴ Dạng bột (còn gọi là bột gia vị): bột cà ri, bột húng lìu, bột quế, bột nghệ,…Có thể tìm hiểu thêm các loại gia vị ViancoFoods tại đây.

∴ Quả tươi: ớt, hạt tiêu, sấu, khế,…

∴ Lá hoặc vỏ: thì là, rau mùi, rau thơm, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quế chi,…

∴ Dạng củ: tỏi, riềng, nghệ, gừng, hành,…

∴ Dung dịch hỗn hợp: mẻ, giấm bỗng, dầu hào, sa tế, mần xì, tương, dầu. Ngoài ra, gia vị bán hoàn chỉnh cũng thuộc nhóm này.

Các loại gia vị tốt cho sức khỏe:

Gia vị khác nhau công dụng đối với sức khỏe cũng khác nhau:

1. Quế:

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Thông thường, người ta bóc vỏ (nhục quế) để sử dụng làm thuốc hay gia vị.
  • Quế là loại gia vị phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn. Vỏ quế và bột quế thường được dùng trong các món hầm, món nướng, các món bánh hay thậm chí là trong pha chế đồ uống.
  • Trong y học, quế là loại thảo dược có chứa nhiều vitamin, pyridoxine, niacin, axit pantothenic, các khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể, giúp, chống viêm, điều hòa và làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa lão hóa,…

2. Xô thơm (sage) :

Theo tiếng Latin, xô thơm (sage) có nghĩa là “chữa lành”.

  • Nhờ vào vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng với hương thơm thanh mát, xô thơm (sage) rất được ưa chuộng trong các món ăn của các nước phương Tây và Trung Đông.
  • Các đầu bếp thường sử dụng xô thơm làm gia vị tẩm ướp, giúp khử mùi tanh, nâng cao hương vị cho các món nướng (thịt gà, vịt, thịt heo, thịt bò, xúc xích,…); các món súp, món hầm, pha chế cocktail.
  • Thật vậy, trong xô thơm có chứ 1 lượng lớn tinh dầu (monoterpene, thujone, camphor, cineol); tanin; chất chống oxy hóa (caffeoyl-fructosyl glucosid, caffeoyl-apiosylglucosin… ) giúp kháng viêm, kháng khuẩn và kháng ung thư, chống lão hóa, cải thiện trí nhớ đặc biệt có hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh Alzheimer.

3. Lá bạc hà (mint):

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Lá bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Là một loại thảo mộc có bề dày lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia.

  • Lá bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể làm gia vị trong các món đồ uống hoặc trộn cùng với các nguyên liệu khác trong các món salad.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dược tính của bạc hà phần lớn nằm trong tinh dầu. Tinh dầu bạc hà có thể cải thiện và kiểm soát cơn đau trong hội chứng ruột kích thích, giảm cảm giác buồn nôn say tàu xe, giảm stress,…

4. Húng quế tây (Basil):

  • Có vị cay cay hăng hăng, vị ngọt hậu, hương thơm giống hoa hồi nhưng có phần the hơn. Loại thảo mộc đặc trưng này thường được sử dụng trong những món ăn phương Tây như các món súp, salad, pizza,…
  • Theo y học, húng quế tây có khả năng ức chế sự phát triển của một loạt vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, giúp tăng cường tăng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, điều trị chứng lo âu và trầm cảm.

5. Củ nghệ:

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Là loại cây có chất chống oxi hoá, giúp giảm viêm và có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.
  • Nghệ là thường dùng trong các món xào, món hầm (như cari). Chúng được xem là một trong những loại gia vị tạo màu và nâng cao hương vị của các món ăn, được sử dụng khá phổ biến tại các quốc gia châu Á.
  • Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có chứa trong nghệ, giúp chống lại các tổn thương oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện trí nhớ đặc biệt có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer.
  • Curcumin cũng có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư cũng như giảm viêm khớp và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật mãn tính khác.

6. Ớt cayenne:

Ớt Cayenne được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn như các món kho, món xào, món súp,…

  • Một hoạt chất vô cùng quan trọng có trong ớt cayenne được gọi là capsaicin. Chúng có tác dụng kiểm soát cân nặng, giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin có thể chống lại một số bệnh ung thư như ung thư phổi, gan và tuyến tiền liệt.

7. Gừng:

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói.

Gừng là gia vị phổ biến trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng mang trong mình nhiều tác dụng tuyệt vời.

  • Trong nấu ăn, gừng tươi và bột gừng thường kết hợp với các nguyên liệu có tính hàn (hải sản, thịt, cá) nhằm khử mùi tanh, tăng hương vị cho các món nướng, món kho, món hấp, làm bánh,…
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bên trong củ gừng chứa nhiều dược chất như gingerol, shogaol và zingerone có lợi trong việc giảm cân, trị ho, giảm các tiệu chứng buồn nôn, đau nhức, hỗ trợ hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa,…

8. Cỏ cà ri:

  • Cỏ cà ri được sử dụng phổ biến ở Ayurveda, được dùng chủ yếu để tẩm ướp với các loại thịt, cá.
  • Cỏ cà ri được sử dụng chủ yếu là hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm xoang, sung huyết phổi, giảm viêm nhiễm. Nó cũng được sử dụng trong vai trò của chất làm tăng tiết sữa cho các bà mẹ và tăng cường sinh lực ở nam giới.

9. Hương thảo (Rosmarinus officinalis):

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Trong y học, cây hương thảo còn là một vị thuốc giúp giảm căng thẳng, chữa trị các bệnh như đau nhức cơ, thấp khớp,…
  • Chúng có mùi thơm rất đặc biệt. Loại gia vị này không thể thiếu trong các món nướng (bò bít tết), hầm, các món salad,..
  • Hoạt chất axit rosmarinic có trong hương thảo có tác dụng ngăn ứng dị ứng và giảm nghẹt mũi, giảm stress và cải thiện tinh thần.

10. Tỏi:

  • Từ xa xưa cho đến ngày nay, tỏi đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong mọi gian bếp của gia đình từ Đông sang Tây và có mặt trong hầu hết các món ăn như chiên, xào, nướng, kho,…
  • Tỏi được biết đến với tác dụng hỗ trợ triều trị cảm lạnh, giảm lượng cholesterol xấu, điều hòa lượng đường huyết và ngừa ung thư.

11. Nghệ tây:

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Nghệ tây – Saffron có thể cải thiện tâm trạng, tăng ham muốn tình dục và các chất chống oxy hóa.

Nghệ tây là loại gia vị đắt nhất trên thế giới, có giá từ 500 – 5.000 USD/pound.

  • Quy trình sản xuất khắt khe và diện tích đất cần thiết để trồng hoa là những yếu tố khiến nghệ tây có giá đắt đỏ như vậy. Phải cần tới 75.000 bông hoa để tạo ra chỉ một pound gia vị từ nhụy hoa nghệ tây.
  • Loại gia vị quý hiếm này có hương hoa và vị ngọt, hơi đắng, thường được sử dụng trong các món hải sản, món cơm, và nước sốt.

12. Hạt caraway:

Hạt caraway là một loại quả thơm, khô của cây caraway, được tìm thấy ở Châu Âu và Bắc Phi.

  • Hạt có vị ngọt và hơi cay, thường được dùng làm hương liệu trong các món mặn như dưa cải bắp, súp bắp cải và pho mát cheddar.
  • Hạt cũng tạo mùi thơm dễ chịu cho các loại bánh nướng như bánh mì, bánh ngọt và bánh quy.
  • Hạt caraway cũng có thể được sử dụng trong các món ngâm muối, kết hợp rất tốt với tỏi và thịt lợn.

13. A ngùy (Asafoetida):

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Là 1 loại thực vật có mùi hôi và vị đắng, thường được dùng để điều trị các vấn đề về hô hấp

Loại gia vị có tên gọi thú vị này là nhựa cao su tán thành bột từ nhiều loại cây họ Hoa tán khổng lồ.

  • A ngùy có mùi nồng, vị tương tự như hành và tỏi. Nó thường được sử dụng trong các món ăn của người Ấn Độ, đặc biệt là của người da đỏ Jain và Bà la môn, những người bị cấm ăn hành và tỏi.
  • Bột được sử dụng trong các món ăn chay, món cà ri và món hầm để tăng hương vị.

Các dấu hiệu và tác hại khi ta sử dụng sản phẩm không an toàn:

Dấu hiệu nhận biết:

Khác với thức ăn, gia vị dù không an toàn thì người dùng cũng khó lòng biết được, nhất là khi chúng ta không mấy ai để ý chất lượng chúng trước khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dựa theo những dấu hiệu sau đây:

– Hạn sử dụng: dành cho những gia vị đóng gói thì tất cả đều có in ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì. Bạn nên dựa vào đó để sử dụng đúng thời hạn.

– Muối ăn: Nếu muối ăn hoặc muối i-ốt bảo quản không đúng cách hoặc để quá lâu sẽ có hiện tượng chảy nước, vị đắng, mùi hôi. Lúc này không nên dùng nữa.

– Giấm: Không nên sử dụng giấm đã bị nổi váng tựa như nấm mốc, kết tủa, đục và có mùi hôi.

– Nước tương: có mùi khó chịu và những hiện tượng như nổi váng cục, kết tủa đục.

– Đường trắng: có vị chua, vón cục màu vàng.

Tác hại gì khi ta cố gắng sử dụng chúng?

Gia vị - được hiểu theo hướng khoa học hay sinh học thì chúng là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ hư hỏng mà mức độ gia vị an toàn thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng khác nhau.

– Một số trường hợp khi sắp hoặc vừa hết hạn sử dụng vẫn thấy có hương vị, chất lượng tương tự như bình thường. Mắt, mũi thông thường không thể nào nhận ra khác biệt.

– Một số loại đường hay muối i-ốt khi bảo quản không đúng cách sẽ bị vón cục, giảm lượng iod. Tuy nhiên, khi dùng thì vẫn như bình thường.

– Những trường hợp bị hư hỏng nặng như nước tương bị nổi váng cục, đục nhiễm vi khuẩn, có mùi hôi. Khi ăn phải sẽ tạo cảm giác buồn nôn, tiêu chảy,v.v…

Về cơ bản, vì chỉ chiếm một lượng nhỏ nên gia vị không gây các tác hại nặng ngay lập tức như thức ăn. Chúng ta chỉ để ý gia vị thơm ngon hay không nhưng trong thời gian dài thì nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp và ngộ độc mãn tính.

Trên đây là những thông tin về gia vị khác nhau cũng như cách bảo quản, công dụng đối với sức khỏe người sử dụng. Hy vọng, chia sẻ này sẽ là cẩm nang bổ ích giúp bạn có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon, an toàn nhất cho gia đình.

Tham khảo và tổng hợp từ các trang web.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất và đóng gói các gói gia vị, hay các dạng từ bột đến chất lỏng hay dạng sệt. Trước khi đưa ra thị trường và tìm cho mình 1 chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thiện bước cuối cùng trong khâu sản xuất.

Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Hoặc bạn có thể để lời nhắn – chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn.

 

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Email: sale@packvn.com, info@packvn.com

Hotline (zalo) : 0903.103.922

Websitehttps://www.packvn.com/

Facebookhttps://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

1 thoughts on “Không chỉ là gia vị cho món ăn mà chúng còn mang lợi ích cho sức khỏe

  1. Pingback: Mì gói là món ăn "khoái khẩu" & tiện lợi nhưng cân nhắc khi ăn chúng nhé!

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email