Mì gói là món ăn cực kỳ thân thuộc với mhầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và người dân Việt Nam mình nói riêng. Với sự phổ biến rộng rãi và mức giá phù hợp với tất cả mọi người liệu rằng ăn mì ăn liền nhiều có tốt không?
Mì là một loại thực phẩm đường chế biến đóng gói sẵn theo khẩu phần ăn. Chúng được làm từ bột mì, muối, dầu cọ kéo thời sợi rồi hấp chín sấy khô đóng gói kèm gói gia vị. Khi sử dụng người dùng chỉ cần ngâm miếng mì sấy khô cùng các nguyên liệu gia vị đi kèm trong nước nóng chờ 2-3 phút là ăn được.
Hiện nay để nâng cao tính tiện lợi, mì ăn liền sẽ được nhà sản xuất đóng trong các cốc hay bát ăn một lần có kèm thìa đũa để người tiêu thụ dễ dàng sử dụng. Những thương hiệu mì ăn liền đã tồn tại và phát triển từ lâu đến nay vẫn luôn cung cấp những sản phẩm mì với nhiều hương vị giúp cho khách hàng hài lòng và ngon miệng.
Bài viết sau đây, xin được chia sẻ một số thông tin về mì ăn liền và hướng dẫn ăn mì gói đúng cách để tốt cho sức khỏe. Vậy những loại mì ăn liền nào đang được ưa chuộng nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng và các thương hiệu hiện nay nhé!
Mục lục
Mì gói là gì và người sáng lập ra chúng là ai?
Mì gói hay còn gọi là mì tôm, mì ăn liền (thông dụng trong khẩu ngữ tiếng Việt với các vùng miền khác nhau), là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô, được đóng gói cùng gói bột xúp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô,…
Gia vị: Thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly). Khi ăn chỉ cần chế nước sôi vào hoặc có thể ăn sống. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên).
Nguyên liệu chính: Để tạo nên vắt mì là bột lúa mì, dầu dùng để chiên mì là dầu cọ, phối trộn cùng là nước và một số thành phần phụ gia, gia vị khác.
- Màu vàng của vắt mì được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ hoặc chiết xuất trái dành dành, bên cạnh đó E102 cũng được dùng trong hàm lượng cho phép.
- Các thành phần phổ biến trong gói bột xúp là muối, đường, bột ngọt, hạt nêm,… Gói dầu gồm dầu tinh luyện được nấu chung với các gia vị như hành, tỏi, rau om…
Mì chiên phổ biến ở Châu Á trong khi mì không chiên lại phổ biến ở các nước phương Tây.
Người sáng lập ra mì gói:
+ Sản phẩm được ra mắt vào năm 1958 với thương hiệu Chikin Ramen.
+ Năm 1971, Nissin giới thiệu Cup Noodles, sản phẩm mì cốc/ly đầu tiên. Chúng được bán trên thị trường toàn thế giới dưới nhiều thương hiệu.
Ramen, một loại mì nước của Nhật Bản, đôi khi được một số nhà sản xuất mì ăn liền Nhật Bản sử dụng làm mô tả cho hương vị mì ăn liền. Nó đã trở thành đồng nghĩa ở Mỹ cho tất cả các sản phẩm mì ăn liền.
Do tính linh hoạt của mì ăn liền có thể được dùng thay thế cho các loại mì sợi điển hình. Nó được sử dụng để làm các món ăn như ramen, Budae-jjigae (món hầm của quân đội Hàn Quốc) và thậm chí là sao miến (mì xào, 炒麵).
Mì gói có bao nhiêu loại:
♦ Về cách sử dụng: có thể phân loại theo loại bao bì đựng sản phẩm (gói/ ly/ tô/ khay)
♦ Về phương thức sản xuất: có hai loại mì ăn liền phổ biến là “mì chiên” và “mì không chiên”.
Cả hai loại – mì không chiên và mì chiên đều đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo CODEX STAN 249-2006 và TCVN 7879:2008. Người tiêu dùng có thể lựa chọn sử dụng tùy thuộc vào sở thích về sợi mì, hương vị hay cách chế biến.
Thành phần chính có trong mì gói:
Thành phần chính trong mì chính là bột lúa mì. Ngoài các thành phần chính, mì chứa dầu cọ, các loại gia vị, nước và các thành phần khác. Biết được thành phần của mì ăn liền là rất quan trọng để hiểu được các tính chất vật lý – hóa học của sản phẩm.
Bột lúa mì:
Mì có thể được làm từ các loại bột khác nhau, chẳng hạn như bột lúa mì, bột gạo và bột kiều mạch, tùy thuộc vào các loại khác nhau mà nhà sản xuất muốn làm.
- Đối với mì ăn liền, loại bột có 8,5-12,5% protein là tối ưu vì sợi mì phải chịu được quá trình sấy khô mà không bị đứt rời, đòi hỏi lượng protein trong bột cao hơn và trong quá trình chiên, hàm lượng protein cao có thể giúp giảm hấp thu chất béo.
- Gluten, được tạo thành từ glutenin và gliadin, là protein lúa mì quan trọng nhất tạo nên bột mì dẻo liên tục.
Nước:
Nước là nguyên liệu quan trọng thứ hai để làm mì sau bột. Quá trình hydrat hóa của bột nhào quyết định sự phát triển của cấu trúc gluten, điều này ảnh hưởng đến tính chất nhớt của bột nhào.
- Độ hút nước để làm bánh phở khoảng 30% – 38% khối lượng bột; Nếu mức độ hút nước quá cao, bột không thể hoàn thành quá trình hydrat hóa, và nếu mức độ hút nước quá thấp, bột sẽ quá dính để xử lý trong quá trình chế biến.
- Đối với mì ăn liền, khử nước là một bước quan trọng sau khi sản xuất mì vì nước có thể là môi trường thích hợp cho vi sinh vật.
Tùy thuộc vào phương pháp khử nước, USDA có quy định về độ ẩm của mì ăn liền:
- Đối với mì ăn liền được khử nước bằng cách chiên, độ ẩm không được vượt quá 8%;
- Và đối với những loại mì được khử nước bằng các phương pháp khác ngoài chiên, độ ẩm nội dung không được vượt quá 14,5%.
Muối:
Muối được thêm vào khi làm bột nhào để củng cố cấu trúc gluten và nâng cao đặc tính của bột nhào, và nó có thể làm cho sợi mì mềm và đàn hồi hơn.
- Một chức năng khác của muối là làm chậm hoạt động của các enzym, chẳng hạn như enzym phân giải protein, có thể làm gián đoạn cấu trúc gluten và sự phát triển của vi sinh vật.
- Muối kiềm, chẳng hạn như natri và kali cacbonat, có thể được thêm vào bột mì để tăng màu vàng của sản phẩm nếu cần vì các sắc tố flavonoid trong bột chuyển sang màu vàng ở mức độ pH kiềm, và sự tăng pH cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gluten, điều này có thể làm cho bột mì thậm chí còn dai hơn và ít kéo dài hơn (đối với một số loại mì, chẳng hạn như ramen Nhật Bản, điều này là cần thiết).
Kansui:
Là một dung dịch kiềm thường có tỷ lệ 9: 1 giữa natri cacbonat và kali cacbonat, được thêm vào bột mì và nước khi làm ramen để giúp phát triển một số đặc điểm độc đáo của nó.
- Việc bổ sung kansui hỗ trợ sự phát triển gluten của mì cũng như thúc đẩy quá trình hồ hóa của tinh bột, cả hai đều góp phần tạo nên độ dẻo và dai đặc trưng của ramen.
- Ngoài ra, việc bổ sung kansui làm tăng màu vàng của mì ramen bằng cách mang lại sự chuyển đổi chromophoric của một số hợp chất được gọi là flavonoid có nguồn gốc từ bột mì.
Dầu:
Theo quy định của USDA, mì gói chiên bằng dầu không được có hàm lượng chất béo cao hơn 20% tổng trọng lượng. Và được biết, mì ăn liền chưa chiên nên có hàm lượng chất béo thấp hơn 3%.
- Dầu cọ luôn được chọn làm dầu chiên mì do phù hợp sản xuất số lượng lớn, tính ổn định nhiệt và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, khi ở nhiệt độ thường, dầu cọ ở dạng rắn, được tách lọc tự nhiên bằng phương pháp làm lạnh sẽ giúp hạn chế tối đa phát sinh trans fat.
- Ngoài chiên bằng dầu cọ, để tránh tạo ra mùi vị và các hợp chất có hại cho sức khỏe, một số mì ăn liền đã được khử nước bằng các cách khác ngoài chiên để giảm hàm lượng chất béo, ví dụ như mì không chiên dùng phương pháp sấy nhiệt gió, hàm lượng chất béo trung bình chỉ từ 1-2gram/vắt mì.
Tinh bột:
- Tinh bột khoai tây thường được thêm vào trong mì ăn liền để tăng cường đặc tính tạo bọt và khả năng giữ nước của mì. Đặc tính tạo keo có thể tăng cường độ đàn hồi và độ dai của mì ăn liền, đồng thời khả năng giữ nước có thể cải thiện độ bóng và mịn của mì sau khi nấu và rút ngắn thời gian nấu.
Polyphosphates:
- Thường được sử dụng trong mì ăn liền như một chất phụ gia để cải thiện hồ hóa tinh bột trong quá trình nấu (bù nước) để cho phép giữ nước nhiều hơn trong mì. Thông thường 0,1% trọng lượng bột các hợp chất phosphat được thêm vào nước trước khi trộn và làm bột nhào.
Hydrocolloids:
- Như guar gum được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mì ăn liền để tăng cường khả năng liên kết nước trong quá trình bù nước và rút ngắn thời gian nấu. Bột phụ gia này được phân tán trong nước trước khi trộn và làm bột mì.
Việc sản xuất mì gói, ta có các bước nào?
Thành phần chính trong mì ăn liền là bột lúa mì, tinh bột, nước, muối và/hoặc chất thay thế muối được gọi là kansui, một loại nước khoáng kiềm có chứa natri cacbonat và thường là kali cacbonat, cũng như đôi khi một lượng nhỏ axit photphoric. Hiện nay, một số công nghệ đã sản xuất được vắt mì có thành phần từ rau củ.
Quá trình sản xuất mì bắt đầu bằng việc trộn và nhào bột:
– Bột mì và các loại nguyên liệu được trộn đều trong nước để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Bột được ủ trong một khoảng thời gian, rồi được nhào nặn sau đó.
– Sau khi nhào, bột sẽ được tạo thành hai tấm, rồi cán thành một tấm bột duy nhất bằng cách được đưa qua hai con lăn quay. Quá trình này được lặp lại để phát triển gluten dễ dàng hơn khi tấm bột mì được đưa qua các con lăn nhiều lần. Điều này sẽ tạo ra kết cấu sợi dai có trong mì ăn liền.
Tiếp đến công đoạn tạo hình sợi mì:
– Mì gợn sóng được làm trên một băng chuyền có nhịp độ chậm hơn tốc độ dao cắt, tạo cho sợi mì có hình dạng gợn sóng. Nếu các sợi được tạo thành các hình dạng khác, thì gia vị lỏng cũng có thể được thêm vào. Khi sợi mì đã được định hình, chúng có thể sẵn sàng để hấp trong vòng 1-5 phút ở 100 °C (212 °F) để cải thiện kết cấu của nó bằng cách hồ hóa tinh bột của mì.
– Khi hấp, việc bổ sung nước và nhiệt sẽ phá vỡ cấu trúc xoắn và độ kết tinh của amyloza. Amyloza bắt đầu khuếch tán ra khỏi hạt tinh bột và tạo thành một chất nền gel xung quanh hạt.
Làm khô:
– Tiếp theo, mì có thể được làm khô bằng một trong hai cách: chiên hoặc sấy bằng khí nóng.
- Mì chiên: Chúng được làm khô bằng cách chiên dầu trong 1–2 phút ở nhiệt độ 140–160 °C (284–320 °F). Quá trình chiên làm giảm độ ẩm từ 30–50% xuống còn 2–5%. Các loại dầu phổ biến được sử dụng để chiên ở Bắc Mỹ bao gồm dầu hạt cải, hạt bông và hỗn hợp dầu cọ, trong khi chỉ dầu cọ hoặc dầu olein được sử dụng ở Châu Á.
- Mì sấy khô (mì không chiên): Thì được làm khô trong 30–40 phút trong không khí nóng ở nhiệt độ 70–90 °C (158–194 °F), dẫn đến độ ẩm từ 8–12%. Trong quá trình làm khô, sự bay hơi nhanh chóng của nước tạo ra các lỗ rỗng trên toàn bộ bề mặt sợi mì, cho phép thời gian nấu thành phẩm ngắn.
– Trong trường hợp mì chiên, việc tạo ra các lỗ xốp có liên quan trực tiếp đến việc hấp thụ chất béo vào sợi mì. Hơn 80% mì ăn liền được chiên vì nó cho sợi mì khô đều hơn so với sấy bằng không khí nóng có thể gây ra kết cấu không như mong muốn của mì thành phẩm và cũng mất thời gian nấu lâu hơn.
Đóng gói:
– Bao bì của mì bao gồm các màng không thấm nước và không khí. Có hai dạng mì ăn liền đóng gói, một dạng gói với gia vị được cung cấp trong các gói nhỏ bên trong, hoặc một ly mì có gia vị phía trên sợi mì. Sợi mì có nhiều hương vị khác nhau tùy thuộc vào loại mì nào được thêm vào gia vị.
– Trong các ly mì ăn liền, protein đậu nành và các loại rau và thịt khử nước thường được thêm vào để tăng thêm hương vị. Công nghệ sản xuất hiện đại cho phép thêm vào các gói nước xốt, xúp sệt, nguyên liệu thật như tôm, thịt, xúc xích,…
- Thời hạn sử dụng của mì ăn liền từ 4–12 tháng, tùy thuộc vào các yếu tố môi trường. Tính ổn định của chúng đến từ hàm lượng natri cao với độ ẩm thấp và hoạt độ nước thấp.
- Có thể dùng mì ăn liền sau 1–2 phút trong nước đun sôi hoặc ngâm trong nước nóng từ 3–4 phút.
Chọn mua và bảo quản mì như thế nào là đúng?
Một số lưu ý khi chọn mua mì ăn liền:
- Chọn các sản phẩm có bao bì nguyên vẹn, không bị rách, hỏng và vẫn giữ nguyên độ phồng.
- Hãy kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì.
Ngoài ra, để mỗi sản phẩm được vẹn nguyên 100% độ ngon và an toàn, hãy tuân thủ những lưu ý về bảo quản dưới đây:
Các sử dụng mì cho các bạn chưa biết:
Trên bao bì mỗi sản phẩm mì ăn liền, nhà sản xuất đều có mục Hướng dẫn sử dụng nhằm đảm bảo đảm chất lượng công bố cũng như hương vị thơm ngon đặc trưng nhất cho sản phẩm.
Tùy thuộc vào đặc trưng của từng sản phẩm mà cách chế biến, thời gian chế biến hay dung tích nước sôi sử dụng sẽ khác nhau.
Đối mì dạng gói:
Bước 1: Cho vắt mì, gói súp bột, gói dầu vào tô
Bước 2: Chế nước sôi vào khoảng 400ml, đậy nắp lại và chờ 3 phút
Bước 3: Trộn đều & thêm các loại rau củ, thịt trứng, hải sản yêu thích trước khi sử dụng
Còn đồi với mì dạng ly:
Bước 1: Mở nắp ly mì theo chiều mũi tên, đổ gói súp bột và dầu vào ly
Bước 2: Đổ nước sôi vào ly đến đúng vạch chỉ dẫn
Bước 3: Đậy nắp lại và chờ trong 3 phút
Bước 4: Trộn đều trước khi sử dụng
Khi ta sử dụng mì gói, ngoài sự tiện ích ta sẽ gặp các mặt tiêu cực nào?
Vài lợi ích của mì ăn liền:
Cách chế biến nhanh chóng và giá thành quá đỗi “hạt dẻ” mà mì đã trở thành món ăn quốc dân được ưa chuộng bậc nhất đối với giới trẻ ngày nay.
Sự tiện lợi:
⇔ Với sử cải tiến của mì ăn liền, ngày nay còn có thêm mì ly, mì tô, mì hộp được đóng gói kỹ càng, bạn có thể dễ dàng cho mì vào balo, túi xách khi nào sử dụng chỉ cần chuẩn bị thêm nước đun sôi là xong.
Tiết kiệm thời gian:
⇔ Vì tiêu chí tiện lợi được đặt ra khi sản xuất mì ăn liền nên, giai đoạn chuẩn bị cũng như chế biến mì rất nhanh chóng. Đây là món ăn phù hợp với tiêu chí của những người làm việc bận rộn như dân văn phòng.
Giá thành rẻ:
⇔ Trên thị trường mì ăn liền ngày nay, có rất nhiều thương hiệu mì ra đời với giá thành chênh lệch ít cũng có mà nhiều cũng có. Tuy nhiên chỉ với 3,000 – 5,000 VND là bạn có ngay một gói mì ăn liền cho bữa ăn đạm bạc. Chính vì giá thành rẻ mà nó trở thành món ăn “thần thánh” đối với sinh viên và tầng lớp lao động nghèo.
Cung cấp năng lượng tức thời:
⇔ Với thành phần chính là bột lúa mì, được xếp vào nhóm lương thực, cho nên khi ăn mì ăn liền vẫn sẽ cung cấp được nguồn năng lượng nhất định đủ để cơ thể hoạt động trong một buổi.
Thời gian bảo quản lâu:
⇔ Vừa có ưu điểm “ăn liền” lại còn bảo quản được thời gian dài tầm 6 tháng đến 1 năm, mì ăn liền được xếp vào những món ăn mang tinh thần dự trữ, cứu trợ, đề phòng những thiên tai cho xã hội.
Những mặt tiêu cực của mì ăn liền đối với sức khỏe:
Mì gói được hạ thấp lượng chất béo và calo xuống thấp và nâng cao giá trị dinh dưỡng khác để bổ sung cho cơ thể giúp người dùng không bị thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên điều đó cũng không thể khẳng định được ăn mì gói nhiều có tốt không.
Dùng mì để giảm cân, cẩn thận coi chừng bị tác dụng ngược:
⇔ Lượng calo thấp là một điều kiện tốt cho bạn nếu đang muốn giảm cân nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Khi sự tiện lợi được nâng cao thì việc hấp thụ dưỡng chất có thể tương đương với 2 lần so với bạn phải bỏ công sức đi nấu một món có giá trị tương đương ở trong bếp.
⇔ Đặc biệt hơn là hàm lượng protein và chất xơ cũng khá thấp không đủ để tạo cảm giác no mà chỉ khác phục được vấn đề đói hiện tại của bạn. Do vậy nếu bạn dùng mì ăn liền để giảm cân thì hiệu quả sẽ người lại.
Dưỡng chất trong mì gói có thực sự đủ cho khẩu phần ăn?
⇔ Khi phân tích hàm lượng các chất có trong gói mì ăn liền quả thực là vi chất chiếm phần lớn nhưng điều đó lại khả quan khi vấn đề được mở rộng. Sữa và mì ăn liền được lựa chọn song hành cho những bữa ăn nhanh của người bận rộn và chúng giúp cơ thể giải quyết vấn đề thiếu máu do thiếu hàm lượng sắt.
⇔ Ngoài ra thiamine và riboflavin cũng được cung cấp nhiều hơn 16% so với người không sử dụng thực phẩm này. Đó là một điều tích cực nhưng lại không khả quan vì không phải tất cả các loại mì ăn liền đang cung cấp đều làm được.
Sử dụng bột ngọt cho việc sản xuất làm ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều:
⇔ Đây đồng thời trở thành nhược điểm của món ăn đóng gói sẵn vì họ không thể căn chỉnh được phù hợp với nhu cầu của tất cả khách hàng.Theo một số nghiên cứu phân tích thành phần đã cho kết quả về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ bột ngọt quá nhiều với nguy cơ mắc phải hội chứng tăng cân, tăng huyết áp, mệt mỏi, choáng váng và buồn nôn.
⇔ Không dừng lại ở đó, não bộ cũng có nguy cơ bị đe dọa khi dùng bột ngọt quá nhiều. Do vậy, chúng ta nên cân nhắc sử dụng mì ăn liền nếu cơ thể xuất hiện đau nhức, tê bì, căng cơ và dị ứng ngứa nhé.
Sử dụng mì trong thời gian dài, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng:
⇔ Một vài nghiên cứu về tác dụng của mì ăn liền đối với chất lượng của chế độ ăn uống thường ngày đã chỉ ra rằng chất lượng ăn uống tổng thể có nguy cơ bị suy giảm đến mức tiêu cực.
⇔ Để làm rõ điều này, các chuyên gia dinh dưỡng đã thực hiện so sánh giữa người có chế độ ăn uống lành mạnh với người thường xuyên tiêu thụ mì ăn liền. Các dưỡng chất tốt cho cơ thể sẽ hấp thụ kém đi nếu có thói quen dùng mỳ ăn liền thường xuyên.
⇔ Ngoài ra, phụ nữ sử dụng mì ăn liền nhiều hơn 2 lần một tuần sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa khiến nguy cơ béo phì, tăng huyết áp và tăng nồng độ triglycerides trong máu dễ xảy ra hơn.
Lượng natri mì ăn liền cũng khá cao:
⇔ Natri là một nguyên tố dễ xảy ra phản ứng với muối nên có thể gây ra tác động tiêu cực cho cơ thể. Trong một nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở tuổi trưởng thành, các nhà khoa học đã nhận định rằng khi giảm lượng natri tiêu thụ trong khoảng thời gian dài sẽ giảm 30% khả năng mắc bệnh tim mạch .
Top 5+ thương hiệu mì được ưa chuộng nhất tại Việt Nam:
1. Mì tôm Hảo hảo – Thương hiệu đến từ Acecook Việt Nam
Giá dao động: 3.500 – 5.000 đồng
Acecook là thương hiệu đứng đầu về sản xuất và cung cấp các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam, với sự tin tưởng của người tiêu dùng Acecook ngày càng đa dạng hóa các mặt hàng của mình nhằm hướng đến nhiều đối tượng hơn.
Ra mắt năm 2000 trải qua 20 năm mà thương hiệu Hảo Hảo vẫn là một trong những thương hiệu được người Việt Nam tin dùng và gắn với cuộc sống sinh viên của nhiều người.
Được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và quy trình quốc tế, đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn khắt khe về thực phẩm như: HACCP, BRC, IFS Food,… cho ra những sợi mì thơm ngon cùng nước súp đậm đà chất lượng không chứa các chất phụ gia và chất bảo quản có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay Hảo Hảo có rất nhiều hương vị để phục vụ khách hàng như:
- Mì gà nấm kim châm,
- Mì tôm sa tế hành cay,
- Mì sườn heo tỏi phi,… nhưng trong đó được ưa chuộng nhất vẫn là Hảo Hảo tôm chua cay thơm ngon.
Ngoài ra, Hảo Hảo còn có dòng mì xào khô và mì dạng ly tiện dụng giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm.
Gần đây Acecook cũng tung ra thị trường Muối mì Hảo Hảo đã tạo một cơn sốt không nhỏ từ đó cho thấy sức hút của nhãn hiệu Hảo Hảo trên thị trường mì ăn liền Việt Nam.
2. Mì tôm Miliket – Đến từ công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – MILIKET
Giá dao động: 2.600 – 3.500 đồng
Colusa – MILIKET là một công ty lâu đời (từ những năm 1975) trong việc sản xuất các sản phẩm ăn liền tại Việt Nam. Với công nghệ tiên tiến MILIKET đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm vô cùng chất lượng với giá cả phải chăng.
Thương hiệu sản phẩm đã được tặng thưởng nhiều huy chương và danh hiệu cao quý như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 100 Thương Hiệu Mạnh”, “Top 100 Thương hiệu dẫn đầu”,… và đã được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới như: Pháp, Úc, Đức, Nga, Mỹ,…
Khác với đóng gói bằng nhựa của các hãng mì khách Miliket đóng gói những gói mì đầu tiên của mình bằng giấy tạo nên cảm giác mộc mạc và vô cùng thân thiện với môi trường.
Sợi mì Miliket nhỏ, dai và thơm, khi xào hay nấu đều không bị bở nát và đặc biệt là giá thành thuộc hạng rẻ nhất vì những lí do đó mà mì Miliket luôn được ưa chuộng tại Việt Nam.
3. Mì tôm 3 miền- Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng
Giá dao động: 2.500 – 3.800 đồng
Thương hiệu luôn đi kèm với chất lượng và giá cả hợp lí, bạn có thể đảm bảo 100% khi dùng các sản phẩm 3 miền vì Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng – một thành viên của Hội khoa học kĩ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam.
Mì 3 miền từng là cái tên đứng đầu trong thị phần mì gói trong nước năm 2017 cho thấy sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam đối với mì 3 miền là rất lớn.
Sợi mì được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, không chứa các chất phụ gia, bảo quản có hại cho sức khỏe cùng với hương vị đậm đà đặc trưng.
Mì 3 miền có đa dạng các hương vị cho người tiêu dùng lựa chọn như:
- Mì tôm chua cay,
- Mì gà sợi phở,
- Mì tôm hùm,
- Mì bò rau thơm,… Ngoài ra 3 miền còn có dòng 3 miền Gold và dạng ly dễ dàng sử dụng và mang theo.
4. Mì tôm Omachi – Thuộc tập đoàn Masan
Giá dao động: 6.000 – 15.000 đồng
Được biết đến là một loại mì được làm từ khoai tây, giúp không bị nóng khi ăn. Đây có lẽ là một bước tiến thành công khi đánh vào tâm lí nỗi lo khi ăn mì của người tiêu dùng từ đó mì Omachi được đông đảo người dân Việt Nam tin dùng dù giá thành trung bình khá cao so với các thương hiệu khác.
Mì Omachi được sản xuất từ khoai tây nên dai mềm kết hợp với gia vị dạng xốt làm tăng thêm hương vị đậm đà của gói mì. Và với nhiều hương vị từ nước hầm bò, heo, tôm,…
Ngoài ra còn có dạng ly, tô, các dòng mì cao cấp với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Omachi còn là thương hiệu đầu tiên đưa khái niệm mì tôm có thịt thật vào dòng sản phẩm của mình và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
5. Mì Đệ Nhất – Một thương hiệu lại đến từ Acecook Việt Nam
Giá dao động: 5.600 – 7.000 đồng
Xuất hiện trên thị trường không lâu và cũng chỉ có một hương vị thịt bằm nhưng mì Đệ Nhất đủ tạo cho mình chỗ đứng và chiếm lấy tình cảm của người dùng.
Sợi mì Đệ Nhất sự kết hợp giữa bột mì truyền thống với tinh chất đậu xanh thanh mát, tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho gói mì cùng nước súp thịt bằm đậm vị khiến ai ăn rồi khó quên.
6. Mì Lẩu Thái – Thương hiệu Acecook Việt Nam có nhiều loại mì rất được ưa chuộng
Giá dao động: 5.500 – 6.000 đồng
Lại một sản phẩm nữa đến từ thương hiệu Acecook Mì Lẩu Thái, ngoài ra còn có mì Hoành thánh cả 2 đều nằm trong dòng sản phẩm Thế giới mì của Acecook.
Mì Lẩu Thái thật sự là một cái tên quen thuộc hơn dòng sản phẩm Thế giới mì, dòng mì này được ưa chuộng bởi mùi vị không thua kém gì những nồi lẩu Thái đã được cải biến đi để phù hợp hơn với đa số khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
7. Mì Kokomi – Với giá rẻ của tập đoàn Masan
Giá dao động: 2.200 – 3.500 đồng
Một sản phẩm mì ăn liền giá rẻ đến từ Tập đoàn Masan nhưng lại có sức hút với người tiêu dùng thông qua các quảng cáo trên TV.
Được sản xuất với công nghệ hiện đại và sự giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt trong mọi khâu từ tuyển chọn nguyên liệu tới chế biến, đóng gói, đảm bảo sản phẩm không chứa hóa chất hay một loại chất bảo quản độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Kokomi nổi tiếng với sợi mì dai ngon và nước súp chua cay hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng.
8. Mì cay Samyang Hàn Quốc được biết là của công ty Samyang
Giá dao động: 18.500 – 25.000 đồng
Trong các loại mì cay Hàn Quốc ăn liền thì Samyang có lẽ là dòng mì được nhiều bạn trẻ yêu thích. Mì Samyang có sợi mì tròn dai, kích thước lớn hơn so với sợi mì Việt, hương thơm cay nồng của ớt, hương thơm dịu nhẹ và vị ngọt thanh từ rau củ.
Từ khi du nhập vào Việt Nam Samyang đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều dòng mì cay với nhiều hương vị và cấp độ cay khác nhau như mì cay phô mai, mì lạnh cay, mì cay volcano,… thu hút khách hàng thưởng thức.
Mì ăn liền là một món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam, chúng được sử dụng nhiều vì sự tiện lợi, giá thành rẻ, no bụng nhưng việc ăn quá nhiều sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng đáng kể. Chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng chúng nhé!
Tham khảo từ các trang tin khác nhau.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Dù bạn nhà sản xuất với qui mô lớn hay chỉ là hộ kinh vừa và nhỏ, thì sau khâu sản xuất chúng ta đều cần chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thành và đưa sản phẩm đến tay khách hàng, người tiêu dùng. Chính vì thế, để tìm ra chiếc máy đóng phù hợp với các tiêu chí đó hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn.
Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Hoặc bạn có thể để lời nhắn – chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn.
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: sale@packvn.com
Hotline (zalo) : 0903.103.922
Website: https://www.packvn.com/
Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube
Để lại bình luận Hủy bình luận