Bột vi lượng đồng – Chuyển hóa gluxit cho quá trình quang hợp của cây

Bột vi lượng đồng – Chuyển hóa gluxit cho quá trình quang hợp của cây

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị:

  • Hoá trị 1 trong các chất khoáng ở độ sâu đáng kể so với bề mặt trái đất;
  • Hoá trị 2 trong các hợp chất ở lớp mặt ngoài của vỏ trái đất, tuy nhiên qui luật này cũng có những ngoại lệ.

Đồng (Cu) ảnh hưởng đến nhiều qua trình sinh lý – sinh hóa của cây như quá trình cố định N, sự khử nitrat, sự phân giải, sự khử CO2, sự tổng hợp clorofin tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, sự thoát hơi nước, sự chuyển hóa gluxit, tạo các mô mới thân lá rễ, và ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng của cây.

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón được coi là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Phân bón được chia thành 3 phần chính: phân đa lượng (Đạm, Lân và kali), trung lượng (Lưu Huỳnh, magiê, canxi và gần đây silic), vi lượng (Sắt, Đồng, Kẽm, Mangan, Bo, molypđen,….).

Những thập niên trước đây trong sản xuất nông nghiệp đa phần chỉ chú trọng đến đa lượng, những năm gần đây trung lượng đang được quan tâm hơn và ngày nay vi lượng được coi là cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại để cho ra nông sản với chất lượng cao cấp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và phục vụ cho việc xuất khẩu.

Tìm hiểu về bột vi lượng đồng (Cu):

Trong hóa học:

– Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao và bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Chính vì thế, nó thường được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.

  • Ion Cu ๋ không bền ở nhiệt độ bình thường nếu nồng độ > 10‐⁷ M.
  • Khi nồng độ cao hơn, nó có thể tồn tại ở dạng phức âm như CuCl₂๋.
  • Hàm lượng đồng trong đá biến động từ 4-100ppm, trong đó nhóm đá phún xuất giàu đồng hơn đá trầm tích.

– Trong môi trường axit và oxi hoá, đồng giải phóng nhờ quá trình phong hoá sẽ kết hợp với Cl²๋+, SO౭- và chất hữu cơ tạo thành các chất tan.

– Trong môi trường kiềm, đồng giải phóng nhờ quá trình phong hoá lại kết tủa với carbonate và bicarbonate, Đồng cũng có thể kết tủa với oxit hay sunfit. Sét, hữu cơ và oxit sắt hấp thụ động mạnh.

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Trong dung dịch, đồng thường tồn tại ở dạng ion Cu² hay trong các phức bền vững và số nguyên tử bằng nguyên tử khối bằng 64.

Đồng trong đất:

– Từ năm 1931, người ta đã phát hiện cây có Đồng (Cu) mới phát triển tươi tốt hơn. Dần dần, người ta thấy rằng việc trồng cây trên các đất than bùn, đất giàu hữu cơ có hiện tượng thiếu đồng xảy ra.

– Đồng dễ tiêu thường có nhiều trong đất và thường được đưa vào đất qua phân bón và các loại thuốc trừ nấm bệnh. Sét cũng có thể hấp thu các ion đồng, mặc dù sự hấp thu có yếu hơn.

  • Đất đã giàu chất hữu cơ mà còn lại giàu sét – thì sự thiếu Đồng càng dễ xuất hiện.
  • Ở nước ta các vùng thung lũng núi, vùng đất sinh lầy ven biển, đất than bùn, đất phèn giàu hữu cơ đều có thế có hiện tượng thiếu Đồng.

– Các nghiên cứu cho thấy rằng khi pH đất tăng lên hàm lượng Đồng dễ tiêu giảm xuống. Cho nên bón vôi cải tạo độ chua cũng dễ dẫn đến hiện tượng thiếu Đồng.

Các loại đất chua, nhiều Sắt, Nhôm di động càng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu Đồng:

– Hàm lượng đồng trong lớp vỏ trái đất trung bình từ 55-70ppm.

  • Đất cát nghèo đồng, đất đỏ có hàm lượng đồng tổng số cao. Tình trạng thiếu đồng không phổ biến như những chất vi lượng khác.
  • Đất than bùn hoặc đất có hàm lượng hữu cơ cao thường thiếu đồng. Tình trạng thiếu đồng cũng thường xuất hiện ở những vùng đất mới khai hoang và đất chua.

– Trong đất, đồng tồn tại chủ yếu ở dạng sunfite mà điển hình nhất là chalcopyrite (CuFeS౭). Đồng tổng số trong đất hiện diện ở khối lattice của các khoáng nguyên sinh và thứ sinh.

Ngoài các khoáng nguyên sinh và thứ sinh, đồng trong đất còn tồn tại các dạng sau: 

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Dạng cation trao đổi trên bề mặt khoáng sét hay hữu cơ.
  • Trong dung dịch đất (dạng ion hay phức).
  • Trong các hợp chất dạng oxit.
  • Dạng hấp phụ giữ chặt trên bề mặt keo đất.
  • Trong các chất hữu cơ hay trong vi sinh vật.

Vai trò của Đồng (Cu) có trong cây:

– Đồng là thành phần của men cytochrome oxydase và enzym-ascorbic, axit axidase, phenolate, lactase… Cây trồng hấp thụ dinh dưỡng Đồng thông qua các loại bột vi lượng đồng (Cu).

– Hơn 70% đồng trong cây là ở trong các phân tử diệp lục tố, nó có vai trò quan trọng trong quá trình đồng hoá của cây. Thiếu đồng, phân tử điệp lục tố hoá già sớm, cây còi cọc. Đồng xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, protein, tổng hợp các chất: đường, chất béo, chất có đạm và trao đổi hydrat cacbon trong cây.

– Thời kỳ cây con, hàm lượng đồng trong cây cao nhất, sau đó giảm dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Đồng phân bố trong cây tuỳ theo tình trạng đầy đủ hay thiếu hụt. Trong cây, đồng di động khi cây đủ đồng và ít di động khi cây thiếu đồng.

  • Khi cây đủ đồng, hàm lượng đồng trong chổi và lá non cao hơn lá già và các bộ phận già.
  • Ở những cây thiếu đồng, hàm lượng đồng trong lá non thấp hơn lá già. Những bộ phận non của cây sẽ thể hiện cây có thiếu đồng hay không. Nhu cầu đồng trong cây biến động khá lớn tuỳ theo từng loại cây..

Biểu hiện của ngộ độc Bột vi lượng đồng (dư thừa đồng) trên cây trồng:

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Ngộ độc hay còn gọi là dư thừa đồng làm cây trong sinh trưởng chậm, úa lá.

– Ở cây khoai lang dư thừa đồng xuất hiện các viết trắng khu vực giữa các gân của lá trưởng thành. Tương tự như độc tính của mangan và kẽm, độc tính đồng cũng có thể gây ra các triệu chứng của thiếu sắt.

– Bột vi lượng đồng dư thừa là rất độc hại cho khoai lang, ở nồng độ thấp 5 mM tại vùng rễ đủ để làm cây tăng trưởng chậm đáng kể, Nếu nồng độ cao hơn 20 mM, rễ sẽ ngừng phát triển dẫn đến thân lá ngừng phát triển, bộ rễ thiệt hại có thể làm cây héo trầm trọng. Không giống như ngộ độc kẽm, có rất ít hoặc không có vết úa ở lá, cũng không có sắc tố màu đỏ.

Giải pháp trong trường hợp thiếu Bột vi lượng đồng:

Sử dụng phân có đồng, có thể cung cấp đồng cho cây bị thiếu đồng theo 2 cách:

  • Dùng dung dịch phun lên lá: Các loại muối đồng tan trong nước được pha với nồng độ tương đương 0,02-0,05% CuSO4 phun từ 600-1000 lít 1 ha, hoặc ngâm hạt giống trong vòng 6-12 giờ trước lúc gieo.
  • Dùng các muối đồng không hòa tan trong nước chỉ hòa tan trong axit xitric như: đồng oxit và các silicat, các muối đồng amôn phootphat. Lượng bón tương đương 10-25kg Cu/ha.

Biểu hiện ở cây ngũ cốc:

– Thiếu đồng, các lá non mới ra chuyển vàng. Các lá trưởng thành mềm sau chết khô dần từ hai mép lá và chuyển xám.

– Mép lá bị cong lên làm phiến lá bị cuộn lại.

– Số hoa ít, quá trình hình thành hạt bị ức chế, hạt kém phát triển, nhiều hạt lép.

Cây có múi thiếu Bột vi lượng đồng sẽ như thế nào?

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Tình trạng thiếu đồng xuất hiện khá phổ biến ở các bộ phận của cây. Đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng trái trên cây.

– Các lá non mới ra nhỏ, mềm hơn, góc cạnh và chuyển màu xanh tối, đôi khi bị gấp nếp, biến dạng. Các chồi non chuyển vàng, teo đi rồi chết đen dần từ đầu chồi.

– Trong một số trường hợp cành non mới ra chuyển màu đỏ. Quả sần sùi, xuất hiện những đốm màu nâu đỏ. Thịt trái khô, ít nước và chua.

  • Ở cây táo, xuất hiện những đốm nâu trên bề mặt lá, đầu chổi khô dần, cây còi cọc, ra hoa đậu quả kém.
  • Ở hồ tiêu và cà chua, thiếu đồng làm mép lá chuyển vàng, cánh hoa dần chuyển sang màu socola sẫm, tỷ lệ đậu quả rơi vào tình trạng thấp.

Ứng dụng Bột vi lượng đồng vào công nghiệp:

Trong nông nghiệp:

Đồng sunfat có tác dụng chính được sử dụng trong nông nghiệp là chủ yếu. Các ứng dụng chủ yếu là:

  • Kiểm soát bệnh nấm. Sản xuất các loại thuốc diệt nấm đồng khác như bụi đồng-vôi, sulphate đồng tribasic, carbonae đồng và oxit cuprous.
  • Chuẩn bị hỗn hợp Bordeaux và Burgundy để sử dụng làm thuốc trừ nấm
  • Sản xuất thuốc trừ sâu như asen đồng và màu xanh lá cây Paris
  • Bổ sung đồng cho đất và động vật. Đồng thời, kích thích tăng trưởng cho lợn và gà để tăng năng suất và giá trị kinh tế.
  • Molluscicide cho việc tiêu diệt sên nhớt và ốc sên, đặc biệt là ốc chủ của sán lá gan
  • Phèn xanh trong ao tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình lột xác và sinh sản. Hỗ trợ quá trình chuyển máu và hô hấp trên tôm diễn ra thuận lợi hơn

Bột vi lượng đồng được sử dụng trong công nghiệp:

Ngoài các ứng dụng trong nông nghiệp, CuSO4 còn được áp dụng khá nhiều trong các ngành công nghiệp. Ngày nay không một ngành nghề nào lại không có mặt của đồng sunfat.

Trong ngành xây dựng:

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Là thành phần của thạch cao để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm, ví dụ như để ngăn chặn sự lây lan của thối khô

+ Thành phần của bê tông, cả hai như là một chất màu và như một chất khử trùng, ví dụ như để sử dụng trong và xung quanh hồ bơi

+ Giúp bảo quản gỗ và trong việc chuẩn bị các chất bảo quản gỗ khác. (Ví dụ: naphthenates đồng dựa trên dầu và đồng / crôm / arsenic gốc nước để phòng ngừa sâu hại gỗ và thối gỗ)

+ Sửa đổi các thiết lập của bê tông.

+ Bảo vệ chống lại địa y, khuôn và tăng trưởng tương tự trên tấm lợp xi măng amiăng và các vật liệu xây dựng khác

+ Kiểm soát sự phát triển của rễ cây trong hệ thống cống rãnh
Là phụ gia quan trọng trong các chất kết dính:

+ Bảo quản trong casein và các loại keo khác

+ Phụ gia để dán bột nhão và keo dán có liên quan, cho mục đích diệt côn trùng

+ Phụ gia cho keo động vật và silicat để cung cấp khả năng chịu nước

Là chất xúc tác để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp:

+ Chất điện phân trong mạ đồng và tạo thành điện

+ Sản xuất chất điện phân của các hợp chất dạng cốc, ví dụ: oxit cuprous

+ Thành phần của điện cực và chất điện giải trong pin

+ Chất điện phân trong mạ nhôm và anodising

Trong công nghệ xử lý nước:

Đây là một trong những tác dụng nổi bật nhất của đồng sunfat. Phèn xanh được ứng dụng trong việc nuôi trồng thủy sản, xử lý nước ao hồ, bể bơi.

Xử lý rong rêu – tảo trong bể bơi với Bột vi lượng đồng:

Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Đồng sunfat có công thức hóa học là CuSO4.5 H2O, chúng được biết đến nhiều nhất trong nước bể bơi, đặc biệt là những bể bơi nhiễm rêu tảo.

– Cơ chế tác động của đồng sunfat đối với các loại rêu tảo được xác định là triệt để, chúng ngăn chặn sự xuất hiện của các tê bào rêu tảo một cách mạnh mẽ. Các Ion đồng Cu2+ tự do là yếu tố gây độc chính đối với cả tảo và thủy động vật. Chúng sẽ phá vỡ những cấu trúc trong tế bào của rêu tảo khiến chúng không thể quang hợp và phát triển.

– Các yếu tố chính ảnh hưởng đến độc tố của Sunfat đồng gồm pH, độ kiềm, độ cứng, các chất hữu cơ tan và không tan trong nước. Tiếp xúc với liều lượng đồng cao sẽ ức chế thực vật phát triển hoặc giết chết chúng, phá hủy chức năng của tế bào đảm nhận các quá trình quang hợp, hô hấp, tổng hợp chlorophyll và phân chia tế bào của thực vật.

Liều lượng sử dụng:
  • Hòa tan sunfat đồng vào thùng pha hóa chất sau đó đem rãi đều trên bề mặt bể bơi. Lúc này, hệ thống lọc khởi động và để chế độ đảo nước từ 1-3 tiếng và theo tỉ lệ 100 – 400g / 100m3 nước.

Lưu ý: Lượng dung dịch đồng sunfat này dùng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mật độ tảo bám trên bể bơi.

  • Khi đã phủ CuSO4 đều khắp thì tắt hệ tắt hệ thống lọc và dùng PAC 31% để 6 – 12 tiếng, tốt nhất nên để qua đêm giúp tạo lắng cận. Sáng hôm sau chỉ cần dùng ống hút để hút sạch đáy tống các chất bẩn, cặn bã, xác rêu tảo ra ngoài.

Xử lý ao hồ chưa và đang nuôi tôm – Đóng rong, đen mang do ký sinh:

Bên cạnh việc dùng dung dịch đồng sunphat trong việc xử lý nước bể bơi bị nhiễm rêu tảo thì hóa chất này còn có công dụng duyệt khuẩn – nấm rất tuyệt vời đối với những bể nuôi trồng thủy hải sản, thủy sinh.

  • Xử lý ao hồ đang nuôi tôm: Diệt rong nhớt đáy ao 0,1g/m3 nước. Hòa tan và tạt xuống ao mỗi ngày 1 lần, dùng 2 – 3 ngày liên tục.
  • Xử lý ao hồ chưa nuôi tôm: Diệt rong nhớt đáy ao 0,25g/m3 nước. Hòa tan và tạt xuống ao mỗi ngày 1 lần, dùng 2 – 3 ngày liên tục.
  • Một số bệnh ở thủy hải sản khác: Xử lý bể cá Bệnh trắng mang, đỏ mang, lở loét do ký sinh trùng, rận cá. Bệnh bông gòn, bệnh thối đuôi, vây. 0,3g/m3 nước. Treo đầu bè mỗi ngày 1 lần, dùng 3 ngày liên tục.
Bột vi lượng đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng, thuộc 1 trong tổng số 8 nguyên tố vi lượng có lợi cho cây trồng, Đồng tồn tại trong tự nhiên có khả năng oxi hoá cao. Đồng có hai hoá trị
Xử lý ao hồ chưa và đang nuôi tôm – Đóng rong, đen mang do ký sinh

Trong y tế:

Ngoài các tác dụng trên, đồng sunfat còn có tác dụng ở trong cả y tế.

  • Kiểm soát bilharzia ở các nước nhiệt đới, như một chất diệt khuẩn
  • Phòng chống bệnh sốt rét, trong việc chuẩn bị màu xanh lá cây của Paris để sử dụng chống lại ấu trùng muỗi
  • Khử trùng và diệt khuẩn chống nấm
  • Chất xúc tác hoặc nguyên liệu để chuẩn bị các chất xúc tác đồng được sử dụng trong sản xuất dược phẩm

Lưu ý quan trọng khi sử dụng Bột vi lượng đồng Sunfat:

Để đảm bảo công dụng cũng như an toàn cho sức khỏe con người và môi trường nước, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Đeo bao tay và khẩu trang cẩn thận khi sử dụng hóa chất.

– Kiểm tra kỹ độ pH để xác định nồng độ kiềm trong nước, từ đó tính toán lượng hóa chất sử dụng phù hợp.

– Không rải đồng Sunfat vào những ngày mưa to để tránh hóa chất bị tràn ra ngoài.

– Không tháo nước ao hoặc lọc tuần hoàn trong khoảng 72 giờ tính từ khi rải hóa chất lên bề mặt nước.

– Đảm bảo nhiệt độ nước phải dưới 60 độ C để không làm giảm tác dụng của hóa chất.

– Nếu ao, hồ nuôi tôm tồn tại các hợp chất có thể xảy ra phản ứng hóa học với CuSO4, cần lấy mẫu nước và tiến hành thí nghiệm trước khi thực hiện diện rộng để đảm bảo đủ lượng hóa chất cần thiết.

Vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Bất kỳ sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố nào trong 07 nguyên tố trên cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón khác nhau và tìm cho mình 1 chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thiện bước cuối cùng trong khâu sản xuất. Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

 

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Email: sale@packvn.com, info@packvn.com

Hotline (zalo) : 0903.103.922

Websitehttps://www.packvn.com/

Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email