Các loại trà hầu hết ở Việt Nam hiện nay đều là trà xanh, (là một loại trà được làm từ lá và chồi Camellia sinensis chưa trải qua quá trình làm héo và oxy hóa). Chúng được phát hiện cách đây 2000 năm ở Châu Á và được nuôi dưỡng tới ngày nay. Ngoài cà phê, trà được xem là thức uống được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Hiện nay, nhiều người có thói quen dùng cà phê, nước ngọt, trà sữa hay 1 Cocktail mát lạnh để giải khát,… chúng là những thức uống không tốt sức khỏe nếu dùng trong thời gian dài. Nhưng có 1 số người, đã dần chuyển sang dùng trà để bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế, văn hóa trà đạo ở Nhật Bản, Hàn Quốc có cả Trung Quốc và ngày nay ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Đối với mỗi quốc gia khác nhau, thì nền văn hóa trà đạo cũng có điểm riêng biệt và độc đáo không thể nhầm lẫn.
Việc trồng và sản xuất ra các loại trà cần nhiều yếu kết nối lại với nhau, chẳng hạn như: khí hậu thích hợp, đất đai cần điều kiện riêng, lượng nước sạch, việc lá có thể hấp thụ oxi,.. điều đó quyết định đến hương vị đặc trưng ở mỗi giống trà được trồng.
Trên thế giới, thực chất có rất nhiều loại trà nhưng chúng ta chưa được biết đến. Còn ở Việt Nam, có các loại trà được biết đến như trà Ô Long, trà Lài, trà Sen, trà Thái Nguyên,…. Mỗi loại trà lại mang những giá trị dinh dưỡng và hương vị khác biệt, để hiểu rõ hơn. Hãy cùng khám phá các loại trà có gì khác nhau nhé!
Mục lục
Các loại trà có nguồn gốc ra sao?
Có bao nhiêu loại trà được phát hiện?
Người ta cho rằng, trên thế hiện nay có hàng ngàn loại trà đang tồn tại, bên cạnh đó có hơn 3.000 giống trà được phát hiện và trồng trọt. Ở mỗi loại trà, đều có đặc điểm nhận dạng riêng biệt nên chúng ta có thể phân loại chúng thành 6 loại chính như sau: trà đen, trà Ô Long, trà trắng, trà xanh, trà Pu-erh và trà vàng. Tên các loại trà được đặt là dựa vào nét đẹp ở mỗi đất nước trồng nên chúng và cả về địa lý đặc trưng của vùng đất nơi đó.
Có thể bạn chưa biết, tất cả các loại trà đều được sản xuất từ 1 cây duy nhất và chúng có tên gọi quốc tế là Camellia sinensis. Vốn dĩ các loại trà có hương vị đặc trưng là dựa vào khu vực trồng, điều kiện khí hậu hay cách pha chế cũng ảnh hưởng rất nhiều,…
Phân loại trà theo mức độ khác nhau ta nên biết:
Trà được phân loại theo kích thước của lá hay theo từng vùng đất, khí hậu nơi xuất xứ ra chúng, như trà Trung Quốc, Indonesia hoặc là Nhật Bản,… hay là có thể chia theo khu vực để phân loại trà như ở Darjeeling, Assam và Nilgris từ Ấn Độ, Uva và Dimbula từ Sri Lanka,…
Khi chế biến trà, ta dựa vào độ lên men mà ta phân loại:
– Dạng không lên men: Trà xanh (Loại trà được trồng chủ yếu ở Nhật Bản, nhưng hầu hết quá trình sản xuất là từ cây trà ở Trung Quốc).
– Lên men một phần: Trà Oolong hoặc trà Pouchong (Đươc trồng và sản xuất chủ yếu ở miền Nam Đài Loan và cả Trung Quốc, từ 1 giống cây đặc biệt chỉ có ở nơi đó).
– Lên men triệt để: Trà đen (Người ta cho rằng đây là loại trà được sản xuất nhiều nhất, từ cây lai hoặc là từ cây Assam).
Ta có thể phân loại dựa vào hình thức:
– Trà dạng rời: Là loại trà có hình dạng như sợi, cánh hoặc là dẹp, tròn,…
– Dạng bánh: Là sản phẩm được sản xuất và ép thành bánh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người.
– Trà bột hay cao trà: Đối với các là trà nguyên thì được đóng gói thành phẩm riêng biệt. Còn lại các lá trà vụn, nhỏ ta đem đi xay thành bột và sử dụng ở mục đích như trên.
Việc gia công trà có thể phân loại trà:
– Trà xô: Là loại trà không được tẩm ướp mùi hương, chỉ có mùi đặc trưng.
– Trà hương: Để tăng thêm hương thơm cho lá trà sau khi thành phẩm, trong quá trình sản xuất ta có thể cho thêm hoa tươi hay là hương liệu khô để cho hương trà được tăng thêm mùi thơm.
Điểm danh các loại trà ngon tốt cho sức khỏe:
Trà được sử dụng ở hầu hết mọi việc, dùng cho gia đinhg, đãi khách, lễ Tết hay trong các nghi thức tôn nghiêm. Nhu cầu dùng trà rất nhiều, chỉ sau nước lọc và nó dần dần trở nên rất phổ biến. Ngoài tác dụng giải khát, chúng còn chứa cả bề dày lịch sử quý báu, giá trị văn hóa,…
Trà xanh Thái Nguyên:
∞ Được biết các loại trà ở Việt Nam đều nằm trong nhóm trà xanh, tiêu biểu là trà Thái Nguyên, trà cổ thụ, trà tuyết Hà Giang,… Vì sao trà được nhiều người tin dùng? Vì trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường chất chống oxi hóa cho cơ thể,…
∞ Cách chế biến không như trà trắng, trà xanh trải qua 4 bước cơ bản (hái búp non, làm héo lá, vò và sấy lá) mới hoàn thành với hương vị đặc trưng và riêng biệt. Có nhiều quá trình làm trà, nhưng lá trà được oxy hóa thì sẽ thành trà Oolong hay là trà đen. Để trà xanh ra đời, nhiều người vẫn sử dụng phương pháp thủ công. Nước của trà xanh thường có màu vàng hoặc màu xanh, thoang thoảng mùi cháy hoặc mùi lúa non, vị hơi chát nhẹ sau khi thành phẩm.
Trà Ô Long hay Oolong:
∞ Nhiều người thường hiểu lầm trà Ô Long chỉ là tên 1 loại trà. Thật ra chúng là 1 nhóm trà (cũng như nhóm trà xanh hoặc là trà đen) hay là bất cứ dạng trà nào có độ oxy hóa 1 phần từ 8-80%. Dựa vào màu sắc của nước trà sau khi pha như thế nào (vàng hổ phách, nâu đỏ,..)
∞ Để sản xuất ra trà Ô Long, cần sử dụng 5 bước để thực hiện (trong đó ước vò và oxy hoá được lặp lại nhiều lần) để có thể tạo ra lớp hương và vị vô cùng phong phú. Trà mang đến vị chát thanh, phảng phất hương vị của hoa hoặc là trái cây. Ở Việt Nam, có vài loại trà cũng mang hương vị như trà Ô Long, ví dụ như Trà Thiết Quan Âm hay là Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân,…
Trà Đen (được Oxy hoá hoàn toàn):
∞ Ở Việt Nam, trà đen không được nhắc đến tên nhiều trong giới trà, có lẽ chúng có giá thành hơi cao vì loại trà đen dạng sợi rời cao cấp như trà xanh hay Ô Lonh không có. Nhưng nếu bạn muốn dùng thử trà đen, bạn có tìm chúng ở trong các trà túi lọc Lipton hay có thể trong 1 ly trà sữa,… Ở đất nước Ấn Độ hay bên Châu Âu, trà đen được sử dụng rất phổ biến.
Trà Sen Đồng Văn:
∞ Ở khu vực Đồng Văn – tỉnh Hà Giang (là nơi được bao bọc bởi làn sương mù dày đặc, đất đai lại khá mà mỡ,…) người ta làm ra loại trà thơm ngon tuyệt vời, mang đến hương vị chát nhẹ rồi lại ngọt thanh sau khi uống và hương trà hòa quyện với hương sen 1 cách nồng nàn, quyến rũ, làm cho người uống dư âm và lưu luyến mãi chỉ sau 1 lần thử.
∞ Trà Sen Đồng Văn sử dụng nguyên liệu ướp từ trà cồ thụ ở Bản Liền (nổi tiếng với màu nước đẹp, sau khi pha nước có màu xanh nhạt quyện lẫn màu vàng nhạt cho hương thơm quyến rũ) và cây sen Bách Diệp vừa hé nở sáng sớm.
Trà Darjeeling được trồng ở Ấn Độ:
∞ Chúng thuộc loại trà đen cực kỳ nổi tiếng không chỉ riêng ở Ấn Độ, mà còn trên toàn thế giới. Được trồng ở phía Tây Bengal, nằm dưới chân dãy núi Himalaya (độ cao trung bình 2.134m) có lẽ vì sự chênh lệch độ cao giữa ngày và đêm khá lớn nên mỗi lá trà ở đây đều mang trong mình hương vị rất đặc biệt.
∞ Chúng được ví như vua các loại trà bởi hương thơm, mang hậu ngọt, cảm giác thanh tao sau khi uống và có giá rất đắt do điều kiện trồng trọ (trồng ở vị trí khá cao, khí hậu, đất đai,…) chi phí sản xuất và chất lượng trà mang lại vô cùng tuyệt hảo.
Trà Early Grey (trà bá tước) đến từ vương quốc Anh:
∞ Chúng rất được ưa chuộng và khá phổ biến ở phương Tây, đặc biệt là ở Anh. Có nguồn gốc từ Ceylon (tên gọi cũ của đất nước Sri Lanka trong thời gian còn là thuộc địa của Anh), ở vùng đất nằm ngang với mực nước biển. Để tạo ra được trà Early Grey chúng ta sẽ kết hợp trà đen và tinh dầu 1 loài cam ở Bergamot (vùng Địa Trung Hải) cho ra vị trà chân thực và hoàn hảo.
∞ Trà có thể dùng nóng hoặc lạnh đều tuyệt vời, chính vì thế Early Grey được lựa chọn là thức uống nhâm nhi và giải khát các bữa tiệc trà đặc trưng ở Anh như thế.
Trà Sencha ( 煎茶 Japanese Sencha tea) phổ biến ở Nhật Bản:
∞ Là 1 dạng thuộc Ryokucha (trà xanh hoặc là lục trà) đến từ Nhật Bản. Lá trà sau khi sản xuất được giữ nguyên lá và khi muốn uống, chúng ta chỉ cần cho nước sôi vào trà đã qua xử lý, để lá trà có thể nở là có thể thưởng thức. Khác với matcha (là dạng được đem nghiền nát thành bột để sử dụng), khi ta muốn uống ta chỉ cần cho trực tiếp vào ly rồi đổ nước nóng vào là được (có nghĩa là chúng ta uống luôn phần xác trà).
∞ Vào khoảng tháng 4-5 hằng năm, vào mùa xuân sẽ bắt đầu thu hoạch những búp trà đầu tiên của vụ của vùng Uji-Kyoto (được biết đến là nơi nổi tiếng với truyền thống trồng trà). Khác với các cách chế biến trà khác, khi muốn thưởng thức ta sẽ đem lá trà đi hấp khoảng 20 giây để giữ được màu xanh tươi vốn có rồi sấy khô. Tiếp tục, cho lá vào bình dùng nước nóng để giúp lá tiết ra được các chất thơm ngon cho ly trà.
Những lưu ý khi thưởng thức trà:
♦ Bên cạnh các ưu điểm có lợi khi ta dùng trà, đôi khi chúng có các tác dụng phụ không mong muốn nếu như ta dùng sai cách. Ngoài cà phê có caffein, trong trà cùng có và khá nhiều là đằng khác. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hưng phấn cực độ gây ra khó ngủ, bồn chồn trong người.
♦ Không nên uống quá nhiều, mỗi ngày khoảng 100-200ml giúp tinh thần sảng khoái, tăng khả năng làm việc và loại bỏ các yếu tố có hại cho sức khỏe.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH
Các doanh nghiệp sản xuất trà luôn chú trọng đầu tư thiết bị đóng gói bao bì để sản phẩm đưa ra thị trường đồng nhất về hình thức đóng gói cũng như đảm bảo giữ được chất lượng trọn vẹn. Quý khách hàng có thể tham khảo đơn vị chuyên về lĩnh vực này – Công ty An Thành. Đây là một trong những công ty chuyên sản xuất các loại máy móc đóng gói chất lượng cao phù hợp với mục đích sử dụng của nhiều ngành nghề khác nhau.
“Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên CUNG CẤP CÁC LOẠI THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI KHÁC NHAU, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!”
Hoặc bạn có thể để lời nhắn – chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn.
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: sale@packvn.com
Hotline (zalo) : 0903.103.922
Website: https://www.packvn.com/
Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTHANHPackagingMachineManufacturer
Để lại bình luận Hủy bình luận