Cốm được biết đến là món của đất trời là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa đối với miền Bắc. Và ở miền Trung và Nam Bộ cốm được biết đến là món sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.
- Theo dân gian, cốm ở lúa mùa sẽ ngon hơn và chúng có khoảng cuối hè từ rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch.
- Còn ở thời gian vào tháng 4, tháng 5 âm lịch ở Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội của cánh đồng Gội người ta sẽ bắ đầu thu hoạch cốm chiêm. Cốm chiêm không khác cốm mùa, nhưng có lẽ do thời tiết còn nóng bức nên người ăn không cảm thấy ngon như cốm mùa Thu.
- Bên cạnh đó, ta còn có cốm Vòng là cốm Lủ và cốm Mễ Trì.
Chè cốm ở đây là món được chế biến ra với một mùi hương man mát, dễ chịu,… thích hợp trong những ngày Thu – Đông giao mùa. Với hương thơm của những hạt lúa non quyện cùng vị ngọt thanh của nước cốt dừa, đường phèn và các nguyên liệu khác tạo nên món chè thơm ngon, bổ dưỡng. Nào, hãy cùng chúng tôi bắt tay làm món chè cốm này nhé!
Với cốm, ta có thể biến tấu với các nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món chè độc đáo, lạ miệng hoặc bạn sẽ tạo ra được món chè yêu thích cho gia đình hay bạn bè. Nào, hãy cùng An Thành tìm hiểu sơ qua các bước nấu dưới đây nhé!
Mục lục
Nguyên liệu làm chè cốm hạt sen:
– Cốm: Bạn có thể chọn cốm khô hoặc cốm tươi.
– Hạt sen khô: 300gr (bạn có thể sử dụng hạt sen tươi)
– Bột sắn dây (bột năng): 50gr – dùng để tạo độ sánh, độ kết dính cho món chè cốm.
– Đường cát, muối
– Lá dứa
Các bước làm chè cốm hạt sen:
Sơ chế nguyên liệu:
– Sơ chế cốm:
+ Nếu là cốm tươi, bạn chỉ cần rửa qua với nước cho sạch bụi bẩn
+ Nếu là cốm khô, bạn cũng đem rửa sạch nhưng sau đó cần ngâm với nước lạnh cho hạt cốm mềm ra. Ngâm cốm trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.
– Sơ chế hạt sen:
+ Nếu là hạt sen khô bạn tiến hành rửa sạch, ngâm với nước cho mềm.
+ Nếu là hạt sen tươi thì bạn bỏ tâm sen đi, trần qua hạt sen tươi với nước sôi để loại bỏ hết những vị đắng còn sót lại của tâm sen. Tâm sen nếu bạn không sơ chế kĩ dễ bị đắng khi thưởng thức.
– Cho bột sắn dây ( nếu không ta có thể thay thế bằng bột năng) vào chén nhỏ sau đó hoà loãng với nước. Cần hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục hay còn gọi là óc trâu. Sử dụng bột sắn dây sẽ giúp bát chè cốm hạt sen sánh và đẹp mắt hơn.
– Đường phèn: đun chảy 2 thìa đường phèn sau đó thì cho tiếp vào đường chừng 20ml nước lọc sau đó khuấy đều. Nếu bạn không thích đường phèn, bạn vẫn có thể sử dụng đường bình thường.
– Lá dứa: Rửa sạch phần lá dứa đã có. Tiếp đến, bạn cắt lá dứa thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, bạn vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Nấu chè:
– Thả hạt sen vào nồi nước, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để ninh cho hạt sen nhừ. Nhìn hạt sen nở bung ra bạn cho đường vào đun cùng để hạt sen ngấm đường.
– Để tiếp tục chè cốm hạt sen, bạn cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào nồi. Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp và đun với mức lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, bạn đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi. Khoảng 5 phút sau, bạn cho vào nồi chè cốm 1/3 thìa cafe muối và khuấy đều để món chè được thanh hơn.
– Đun chè trong khoảng 1 phút nữa. Lúc này, bạn trút phần nước đường phèn và bột sắn đã sơ chế rồi cho vào nồi, khuấy cho thật đều tay để chè được sánh, không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục như vậy đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.
Chè cốm hoàn thành:
– Đến đây bạn đã hoàn thành cách nấu chè cốm hạt sen rồi. Để thưởng thức bạn múc chè ra bát ngay khi nóng hoặc để nguội đều ngon là có thể cảm nhận hương vị thơm nhẹ nhàng, phảng phất mùi cốm rồi. Chúc bạn ngon miệng.
Lưu ý khi nấu chè cốm với hạt sen:
– Nếu đúng mùa cốm thì bạn nên làm cốm tươi thì sẽ ngon hơn. Nếu là trái mùa thì bạn có thể mua cốm khô về rồi sơ chế trước khi nấu. Cốm khô cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị của bát chè thành phẩm. Bạn chuẩn bị khoảng 150 gram cốm nhé.
– Các bạn có thể thay đường cát bằng đường phèn, giúp món chè cốm hạt sen thêm thanh mát và không có cảm giác bị chua sau khi dùng như sử dụng đường cát.
– Khi nấu chè hạt sen cốm bạn cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng với những điểm sau đây:
Với hạt sen khô:
- Bạn nên mua hạt sen khô có màu trắng đục, hạt nhỏ và đều. Thường thì hạt sen khô sẽ không có tim sen.
- Nên chọn mua loại được chế biến thủ công và có thể dùng tay bóc được. Loại này không chứa chất bảo quản nên hương vị vẫn còn nguyên vẹn, khi nấu ăn sẽ giữ được hương sen trong các món ăn.
Với hạt sen tươi:
- Để chè cốm hạt sen thành công, bạn nên mua sen ngay khi vừa được hái. Khi ấy hạt sen vẫn đang còn trên đài sen và bạn có thể thoải mái lựa chọn những hạt sen ngon và chất lượng.
- Để hạt sen vẫn còn giữ được độ tươi ngon, bạn nên chọn mua loại hạt sen chưa tách vỏ. Hạt sen sau khi mua về bạn mang đi phơi nắng, tránh làm ướt hạt sen. Khi khô bỏ vào lọ để bảo quản được lâu hơn.
- Hạt sen già sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng đậm, lớp ngoài căng tròn. Đặc biệt, những hạt sen này ăn rất thơm ngon mà không bị sượng. Khi nấu cũng sẽ có mùi thơm đặc trưng.
- Khi mua hạt sen vẫn còn tâm sen, phần hạt sen để ăn hoặc chế biến các món ngon còn tâm sen sẽ dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. Trà tâm sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp rất tốt.
Với cốm:
- Bạn nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt, khi cắn có vị dai dai, bùi, ngọt, có mùi thơm của lúa non.
- Cốm ngon khi ăn thường có mùi thơm đặc trưng của lúa non. Còn cốm dởm, cốm bị nhuộm thì ăn không được dẻo, mất đi mùi hương đặc trưng của cốm.
Với chè cốm hạt sen thanh mát, ngọt dịu, thơm ngát trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những bữa ăn ngon miệng bên gia đình.
Nguyên liệu làm Chè cốm đơn giản:
Cốm 200 gr
Lá dứa 10 lá
Bột năng 2 muỗng canh
Dừa nạo sợi 50 gr
Đường 50 gr.
Dụng cụ thực hiện: Máy xay sinh tố, rây lọc, tô, kéo, nồi,…
Cách chọn mua cốm ngon:
Hình dáng: Nên chọn cốm có hạt chắc, mỏng, dẹt.
Hương vị: Hạt cốm ngon sẽ có mùi thơm của lúa non và khi ăn có độ dai, vị ngọt bùi. Không nên chọn mua những hạt cốm có màu sắc xanh đậm, mơn mởn vì có thể đây là cốm đã được nhuộm màu.
Bạn cũng không nên chọn những hạt cốm có dấu hiệu bị ẩm mốc, chảy nhớt và cần xem bao bì đảm bảo được đóng gói nguyên vẹn, thời hạn sử dụng còn lâu.
Nguyên liệu món ăn chè cốm
Cách chế biến Chè cốm:
Xay là dứa:
– Rửa sạch lá dứa, cắt khúc rồi xay nhuyễn cùng 100ml nước.
– Tiếp theo, lọc hỗn hợp lá dứa qua rây để lấy nước cốt.
Nấu nước lá dứa:
– Cho vào chén nước cốt lá dứa 50gr đường rồi khuấy đều đến khi đường tan.
– Tiếp theo, pha loãng 2 muỗng canh bột năng với khoảng 100ml nước ở một chén khác.
– Bắc chảo lên bếp, cho vào phần hỗn hợp nước cốt dứa đã pha đường, 150ml nước, khuấy đều trên lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi nhẹ thì hạ nhỏ lửa.
– Sau đó, bạn cho phần nước bột năng vào chảo và tiếp tục khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn khoảng 5 phút trên lửa vừa.
Lưu ý:
- Bạn nhớ vớt bọt trắng trên mặt hỗn hợp nhé
- Bạn nhớ đổ từ từ nước bột năng nhé, nếu hỗn hợp nước lá dứa đã đạt độ sệt mong muốn thì dừng lại!
Nấu chè:
– Cho phần cốm vào chảo chứa hỗn hợp nước cốt dứa đã nấu ở bước 2, rồi khuấy đều đến khi chè sôi lại hạt cốm mềm dẻo, bạn nêm nếm lại vị ngọt sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Hoàn thành:
– Cho chè ra chén, rắc thêm 1 ít dừa nạo sợi là có thể thưởng thức.
Mách nhỏ:
- Để món chè được ngon hơn, bạn nên ăn kèm cùng 1 ít nước cốt dừa.
- Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa đóng lon hoặc tự làm nước cốt dừa tại nhà như mọi khi nhé!
Thành phẩm:
– Chè cốm vừa nấu xong nóng hổi, thơm phức mùi lá dứa, từng thìa chè ngọt thanh hòa quyện cùng hạt cốm deo dẻo, dừa nạo sợi thì bùi vị, cực kỳ thơm ngon.
Cách nấu chè cốm khoai môn:
Món chè từ cốm tươi và khoai môn có vị bùi bùi, thơm thơm. So với chè cốm thập cẩm hay chè cốm đỗ xanh thì món chè từ khoai môn có công thức dễ làm hơn. Cùng tìm hiểu cách làm dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các nguyên liệu rất đơn giản mà ta có thể mua ở chợ hay các siêu thị,….bao gồm:
- 1 củ khoai môn, 150g cốm, đường phèn, 1 củ gừng, 2 lá dứa, cơm dừa, 1 thìa bột sắn.
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Lá dứa mua về rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi xay để lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó đun nước cốt lá dứa sôi thì cho cốm vào.
Bước 2: Khoai môn rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, sau đó đem đi hấp chín. Khi chín, tẩm khoai với đường khoảng 5 phút. Vì khoai chín rất nhanh nên bạn để đến khi chín tới có thể tắt bếp.
Bước 3: Cho toàn bộ khoai vào nồi chè cốm đang sôi. Hòa bột sắn hoặc bột năng nếu bạn không mua được bột sắn với một ít nước sau đó đổ từ từ vào nồi chè và liên tục khuấy đều.
Bước 4: Múc chè ra bát và thưởng thức cùng dừa tươi nạo sợi, có thể ăn kèm với nước cốt dừa. Chè cốm khoai môn có thể ăn nóng hoặc thưởng thức cùng với đá bào cũng rất thơm ngon.
Để có món chè cốm ngon hơn , ta cần lưu ý:
- Nếu không có bột sắn dây bạn có thể dụng bột năng để thay thế nhưng nấu chè cốm với bột sắn dây sẽ chuẩn vị hơn.
- Không cần thiết nhưng nếu thích bạn có thể xay lá dứa với chút nước rồi lọc qua rây để thu được nước cốt lá dứa. Khi nấu bột sắn dây thì cho nước cốt lá dứa vào. Tuy nhiên luộc lá dứa khoảng 2,3 là món chè cũng đã có mùi thơm dẻo của lá dứa rồi.
Giá trị dinh dưỡng cốm mang lại đối với sức khỏe con người:
– Giúp da căng mịn, sáng khỏe: Chất béo và lipid có trong cốm giúp duy trì là da căng bóng, hạn chế tình trạng gây mất nước, khô da…
– Xương chắc khỏe: Cốm chứa hàm lượng canxi dồi dào, giúp chắc khỏe xương, kích thích phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Cốm giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị táo bón, đầy bụng, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên bạn là nên ăn vừa phải, bởi khi ăn quá nhiều sẽ khiến bạn bị nóng trong. Cũng chính vì chứa nhiều chất xơ nên cốm rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giúp bạn có cảm giác no lâu, không muốn ăn nhiều.
– Tốt cho cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cốm có chứa chất xơ, protein, vitamin… tốt cho việc phòng bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ,…Đồng thời, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành, giảm áp lực lên tim giúp tim phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý khi chọn cốm sử dụng:
- Cốm nên mua vào buổi sáng lúc này cốm tươi nhất, có hương thơm tự nhiên.
- Cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến hương vị cốm.
- Không nên mua cốm với số lượng bởi cốm dễ bị hỏng, vừa ăn mất vị không thơm ngon.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH
Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Khu Phố 10, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Hotline (zalo) : 0903103922 – 0906312325
Website: https://www.packvn.com/ – https://maydonggoi.vip/
Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/
Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/
Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/
Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube.
Để lại bình luận Hủy bình luận