Phân tan chậm có kiểm soát giải quyết tối ưu và triệt để bằng việc sử dụng

Phân tan chậm có kiểm soát giải quyết tối ưu và triệt để bằng việc sử dụng

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer – CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).

Chúng còn được gọi là phân bón có sẵn được kiểm soát, phân bón nhả chậm, phân bón giải phóng theo định lượng hoặc phân bón tác dụng chậm. Thông thường CRF đề cập đến phân bón dựa trên nitơ. Việc phát hành chậm và có kiểm soát chỉ liên quan đến 0,15% (562.000 tấn) thị trường phân bón (1995).

Hiện nay, vẫn còn mới đối với thị trường Việt Nam dù gần đây cũng đã được một số doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để thử nghiệm và phân phối. Trong khi đó khái niệm về phân tan chậm có kiểm soát này, đã trở thành rất phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Châu Ấu và ngay Châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan , Malaysia, Indonesia,…

Việc sử dụng phân tan chậm vào trồng trọt có nên hay không? Có tốt hay không thì không thì không phải ai cũng nắm bắt rõ. Bạn đọc nếu cũng đang lăn tăn về vấn đề này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Vài thông tin về phân tan chậm có kiểm soát?

Phân tan chậm là gì?

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Đây là một loại phân được sản xuất với công nghệ lý – hóa đặc biệt

Chúng tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và hơn thế là tất cả các dinh dưỡng này điều được phân giải một cách từ từ, thật khoa học cho tất cả các cây trồng.

Thời gian mà để phân giải hết một hạt phân, có thể từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… đôi lúc đến 24 tháng/2 năm. Như vậy bài toán rửa trôi và bay hơi của phân bón hầu như đã được giải quyết tối ưu và triệt để bằng việc sử dụng phân bón chậm tan có kiểm soát.

Loại phân bón tan chậm có kiểm soát đang được yêu thích nhiều hơn cả vì nó có lớp màng polymer có thể kiểm soát được thời gian và con đường tan trong môi trường trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Cấu tạo của Phân tan chậm có kiểm soát:

Phần vỏ bọc:

  • Lớp vỏ bọc bên ngoài của phân tan chậm là một lớp chất dẻo (polymer).Lớp chất dẻo này càng dày thì thời gian phân giải và tan trong môi trường của hạt phân càng lâu. Vì vậy người ta sẽ sản xuất lớp vỏ với độ dày mỏng tùy thuộc vào nhu cầu về thời gian phân được phân hủy.

Phần nhân:

  • Nhân bên trong phân tan chậm là các hạt khoáng chất đa lượng như Nitơ (N), Lân (P), Kali (K); trung lượng như Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S); vi lượng như Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),…
Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Mỗi hạt phân tan chậm có cấu tạo gồm 2 phần, đó là phần vỏ bọc và phần nhân bên trong.

Quá trình hoạt động của phân bón xảy ra như thế nào?

♦ Sau khi được bón vào đất trồng, lớp vỏ bọc của phân tan chậm bảo vệ các chất dinh dưỡng không phân giải ngay lập tức vào đất trồng.

♦ Theo thời gian, độ ẩm của đất sẽ ngấm vào bên trong lớp vỏ và hòa tan dần dần các chất dinh dưỡng. Các hạt dưỡng chất tan ra thành những hạt nhỏ hơn rồi thấm qua lớp vỏ và khuyết tán ra ngoài môi trường.

♦ Quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ chậm và kéo dài đến hết chu kì sống của cây trồng.

♦ Dần dần khi các dưỡng chất đã được hòa tan hết thì quá trình phân giải này sẽ chậm lại đến khi các hạt khoáng chất tan hết. Sau đó lớp vỏ polymer bên ngoài sẽ vỡ ra và tan vào đất, không để lại phần tồn dư nào.

Phân tan chậm có kiểm soát tốt hay xấu? Có nên sử dụng trong trồng trọt hay không?

Nhìn chung, bất cứ loại phân bón nào cũng đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, không có sản phẩm nào tốt một cách tuyệt đối hay xấu hoàn toàn.

Muốn phát huy được hết tác dụng của phân bón tan từ từ thì bạn cần hiểu rõ nhu cầu của cây trồng. Từ đó, lựa chọn loại phân phù hợp và sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và kỹ thuật.

Những ưu điểm nổi bật của phân tan chậm:

Phân tan chậm ra đời sau phân tan nhanh nhưng lại nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng, bởi những lý do sau:

Thúc đẩy quá trình phát triển, tăng năng suất cây trồng:

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Đảm bảo cây sẽ nhận được lượng dưỡng chất đúng lúc, đúng nơi, đúng loại.

– Cây trồng sẽ phát triển tối ưu, nếu chúng được cung cấp các chất dinh dưỡng một cách chính xác theo từng loại cây và ở từng giai đoạn sinh trưởng.

– Việc sử dụng phân bón cây tan chậm có thể làm được điều này một cách dễ dàng, thông qua việc trộn lẫn các sản phẩm phân có thời gian phân rã khác nhau với nhau.

Lấy ví dụ như:

Cây trồng trong 2 – 3 tháng đầu cần đạm; 5 – 6 tháng giữa cần lân và tháng thứ 8 – 9 thì cần kali.

  • Lúc này, phân bón được sử dụng sẽ là hỗn hợp của ure có thời gian phân giải tối đa trong vòng 3 tháng, phân DAP có thời gian phân giải khoảng 6 tháng và Kali Sulfat có thời gian phân giải tầm 9 tháng.
  • Bạn chỉ cần tiến hành bón phân 1 lần mà cây vẫn phát triển tốt.

Tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức bón phân tan chậm:

Như đã trình bày ở trên, nếu bón phân tan chậm bạn sẽ chỉ phải mất công sức và thời gian một lần mỗi vụ, mang lại những lợi ích sau:

  • Không yêu cầu phải bón thúc giữa vụ mùa, góp phần giảm số lần bón phân mỗi vụ mùa. Từ đó, tiết kiệm chi phí lao động đáng kể.
  • Giảm chi phí mua phân bón, do số lượng phân sử dụng sẽ giảm khoảng 40 – 60% so với thông thường.
  • Giảm đến mức tối đa lượng phân bị hao hụt do xói mất đất, quá trình bay hơi hay sự kế dính chặt trong đất.
  • Hạ bớt sự tác động cơ học đến đất, vì mỗi lần người hay máy móc bón phân sẽ gây ra tình trạng nén chặt đất.

Bón phân tan chậm không phụ thuộc vào việc tưới tiêu:

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Dùng phân bón tan chậm thì bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề nước tưới.

– Bởi việc bón phân không phụ thuộc vào việc tưới tiêu, phân hoàn toàn có thể phân giải kể cả khi không được cung cấp nước.

– Vào mùa mưa cũng không cần phải có kỹ thuật tưới tiêu đặc biệt, do hạt phân vẫn tồn tại ngay cả trong môi trường ngập nước. Bên cạnh đó, cũng không xảy ra việc thất thoát phân bón trong quá trình tưới.

Phân tan chậm có kiểm soát tác động tích cực về mặt sinh thái học và môi trường:

Phân tan chậm được đánh giá cao nhờ sự tác động tích cực về mặt sinh thái học và môi trường. Cụ thể:

  • Không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, không ảnh hưởng xấu tới bầu không khí và không gây thoái hóa đất.
  • Phân tan chậm không làm tăng độ dẫn điện trong đất nên không làm chết các vi sinh vật có lợi và rò rỉ phân vào nguồn nước.

Một số hạn chế, nhược điểm còn tồn tại của phân tan chậm có kiểm soát:

Bên cạnh các điểm nổi bật thì phân bón tan chậm vẫn chưa thể làm hài lòng tất cả người sử dụng do còn tồn tại một số hạn chế.

Giá thành sản phẩm khá cao:

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Giá thành sản phẩm khá cao so với nhu cầu sử dụng sử dụng của bà con nông dân.
  • Do hiện nay ở Việt Nam, phân bón này mới chỉ được sử dụng hạn chế cho một số sản phẩm ở qui mô khá nhỏ, vì vậy các công ty chỉ nhập khẩu lượng nhỏ để bán cho người trồng cây cảnh là chính. Nếu ứng dụng ở qui mô lớn thì giá thành của sản phẩm này sẽ khá cạnh tranh.

Chưa được ứng dụng rộng rãi:

  • Vì người tiêu dùng chưa được biết nhiều về loại sản phẩm này cũng như các nhà sản xuất chưa chú trọng cho việc phát triển và ứng dụng sản phẩm.

Đòi hỏi người dùng có kiến thức nhất định:

  • Quy trình bón phân tan chậm khá phức tạp, vì chỉ làm 1 lần nên phải tính toán mật độ rải phân, vị trí bón phân, lượng phân cần dùng, độ sâu bón chính xác.
  • Đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và trau dồi kiến thức cơ bản về cách dùng phân tan chậm.

Phân tan chậm có kiểm soát chưa đa dạng chủng loại?

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Phân tan chậm có kiểm soát chưa đa dạng chủng loại để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bà con
  • Muốn đa dạng chủng loại phân tan chậm thì yêu cầu phải xây dựng một hệ thống chuẩn các sản phẩm để ứng dụng cho từng loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, với khả năng kỹ thuật và kinh tế chưa cao nên rất ít công ty dám mạnh tay đầu tư cho việc này.

Hiệu quả chậm hơn các loại phân khác:

  • Do phân bón tan chậm sẽ từ từ tan ra và để cho cây hấp thụ trong suốt quá trình phát triển nên mới đầu bón nó sẽ không cho thấy hiệu quả rõ rệt là làm cây phát triển nhanh, mạnh mẽ, xanh mướt như các loại phân khác.

Nếu dùng phân tan chậm có kiểm soát cho lan, thì các nguyên tố đa lượng sẽ có tác dụng gì?

Tác động của chỉ số N:

Trong nhóm nguyên tố đa lượng NPK, nguyên tố N chính là chỉ số của Nitrogen. Vai trò và mối quan hệ của N với sự phát triển của lan bao gồm:

⇒ Nguyên tố N là loại nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của lá và các mầm non cũng như là phân  thân của lan.

⇒ N thiếu hụt sẽ dẫn tới cây phát triển không đồng đều, thân còi cọc, lá cây vàng úa và mần khó nhú.

⇒ Tuy nhiên, việc thừa nhiều N sẽ khiến lá cây bị xanh ngắt, thân mềm yếu, dễ bị gãy, mầm nảy ra khó phân hóa, sâu bệnh hại dễ tấn công cây.

Tác động của chỉ số P:

Nhóm nguyên tố thứ 2 – P – chính là chỉ số của Phosphorous hay Phosphate. Mối quan hệ của P với sự phát triển của lan bao gồm:

⇒ Đây là chỉ số cực kỳ cần thiết giúp cho bộ rễ của lan mọc mạnh, khỏe mạnh, và ra nhiều hoa.

⇒ Trong trường hợp bị thiếu hụt chỉ số P, cây sẽ dễ bị ốm yếu, mầm cây và rễ cây ra chậm, kém phát triển, không mập mạp. Việc ra hoa cũng sẽ bị chậm lại thậm chí, lượng hoa sẽ ít hơn.

⇒ Trong trường hợp bị thừa P, hoa sẽ ra sớm, cây màu già yếu, lá cây bị ngắn lại.

Tác động của chỉ số K:

Nhóm nguyên tố thứ 3 – K – đây chính là chỉ số Potassium hay Potash. Đây là chỉ số cực kỳ cần thiết cho sự phát triển thân rễ, giúp cho cây hấp thụ đạm và vận chuyển chất dinh dưỡng cây dễ dàng từ rễ tới lá.

⇒ Trong trường hợp bị thiếu hụt chỉ số K, cây sẽ dễ bị ốm yếu, thân cây không cứng cáp. Đồng thời việc ra hoa cũng sẽ bị chậm lại thậm chí, lượng hoa sẽ ít hơn.

⇒ Trong trường hợp bị thừa K, cây sẽ cằn cỗi, ở ngọn héo rũ, đầu lá bị cháy.

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Ở mỗi một thời điểm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, lan cần được cung cấp những loại phân bón với hàm lượng các nguyên tố đa lượng tương ứng.

Kết luận: Vậy bón phân tan chậm có kiểm soát cho lan – nên hay không?

Mỗi loại phân bón sẽ có những vai trò và ưu điểm riêng. Do đó việc sử dụng phân tan chậm cho lan rất khó để trả lời là nên hay không. Tóm lại, lời khuyến dành cho bạn là:

  • Sử dụng phân bón tan chậm cho loại lan phù hợp, loại lan không có nhu cầu cao về độ ẩm không nên sử dụng loại phân này.
  • Tùy vào thời điểm sinh trưởng mà bổ sung loại dưỡng chất cần thiết với hàm lượng vừa phải để cây phát triển tốt nhất.

Hướng dẫn cách sử dụng phân tan chậm có kiểm soát cho lan:

– Trong quá trình bón phân tan chậm, cần đảm bảo có nhiều nước trong giá thể, nhiệt độ thấp (khoảng 21 độ C) thì phân mới được hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

– Bón phân bằng cách gọi chúng vào giấy lạnh rồi làm ướt gói phần bón và đặt xuống giá thể. Nhớ tránh vị trí ánh sáng mặt trời nhé. Trong trường hợp lan được trồng trên giá thể nhuyễn thì phân bón nên được rải đều trên bề mặt giá thể.

– Khi bón phân cho lan, mỗi lần tưới cây, bạn nên tưới đẫm nước để thúc đẩy phân hòa tan để cây hấp thụ tốt nhất.

– Trong trường hợp, bạn sử dụng xơ dừa để trồng lan thì phân bón tan chậm có thể được trộn với xơ dừa để cho vào chậu trồng.

– Bón phân tan chậm cho lan, khi phân sắp hết bạn nên chí ý để thay lượng phân bón mới. Tuy nhiên, nếu lan đang vào mùa ngủ thì việc thay phân bón mới là chưa cần thiết.

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Chỉ khi lan đã ra rễ nhiều thì mới nên sử dụng phân bón tan chậm.

Khi sử dụng phân tan chậm cho lan ta nên lưu ý điều gì?

  1. Chỉ sử dụng phân tan chậm cho lan khi lan đang có nhiều rễ. Khi lan còn là cây con, ít rễ thì nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vô cơ khác để kích thích rễ ra nhiều nhanh chóng, có lợi hơn cho sự phát triển của lan.
  2. Nên bổ sung phân bón tan chậm vào mùa mưa vì đây là mùa lan phát triển mạnh nhất.
  3. Nên trộn phân tan chậm cùng giá thể trồng lan như xơ dừa, than vụn,.. Đặc biệt giá thể nên là giá thể ẩm thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.
  4. Mỗi lần tưới nước cho hoa lan nên tưới cho giá thể ẩm nhiều để phân tan dễ hơn, rễ lan hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  5. Để hiệu quả hơn bạn có thể đặt phân bón tan chậm có kiểm soát trong giấy lạnh (dùng trong các bữa ăn) rồi mới để xuống dưới giá thể trồng lan.

Phân bón tan chậm nào tốt và giàu nguồn dinh dưỡng cho lan?

Phân trùn quế Sfarm viên nén:

Khi xét đến các loại phân hữu cơ viên nén tan chậm, phân trùn quế Sfarm luôn là loại phân được đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Với các ưu điểm nổi trội sau:

  • Hàm lượng dinh dưỡng N-P-K đầy đủ, an toàn cho cây và giá thể trồng.
  • Kích thích cây nảy chồi, tạo rễ và ra hoa nhờ acid humic, acid fulvic, IAA,…
  • Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho giá thể trồng và vùng rễ cây, giúp tăng sức đề kháng cho cây trước các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, virus,…
  • Khi bón phân quá liều không sợ tình trạng nóng – chết cây.
  • Dạng viên nén tan chậm, dinh dưỡng được cung cấp hợp lý với thời gian tan từ 30-45 ngày phù hợp với yêu cầu của lan.
  • Hạn chế tạp chất sau khi tan, do được kiểm soát nguyên liệu đầu vào một cách chặt chẽ, chứa 100% phân trùn quế nguyên chất đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.

So sánh việc sử dụng 2 loại phân khác nhau:

– Việc sử dụng các loại phân hóa học thì phân hữu cơ như phân trùn quế viên nén Sfarm được khuyên dùng.

– Không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho lan như phân hóa học mà tính chất hữu cơ của phân còn góp phần cho hoa lan khỏe hơn theo thơn gian, đủ dinh dưỡng và lên chồi, rễ và hoa rất chuẩn.

Hiện nay, phân trùn quế viên nén Sfarm được các nhà vườn tin dùng, sử dụng bằng cách cho vào túi lưới đặt vào bề mặt giá thể trồng lan hoặc bón rải quanh gốc cây.

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Giúp bền màu, tăng vẻ đẹp và hương thơm của hoa.

Phân bón thông minh dạng tan chậm Rynan:

Phân bón Rynan với các đặc tính có các ưu điểm sau:

  • Chúng được biết đến vì có hàm lượng N-P-K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lan.
  • Kiểm soát dinh dưỡng qua lớp màn polymer, giúp điều tiết việc phóng thích dinh dưỡng phù hợp với yêu cầu của lan.

Nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của lan trong từng giai đoạn, phân bón Rynan hiện nay có 3 dòng sản phẩm phù hợp:

Phân bón Rynan 200 giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của lan để sớm ra hoa.

Phân bón Rynan 210 giúp cây sinh trưởng mạnh và giảm hơn 30% nguy cơ nhiễm nấm và các bệnh do vi khuẩn gây ra, thích hợp sử dụng trong mùa mưa.

Phân bón Rynan 220 giúp hoa ra đều, đồng loạt, bền màu và tăng hương thơm tự nhiên cho hoa.

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Bên cạnh đó, bổ sung thêm chitosan tăng khả năng kháng nấm, khuẩn cho cây, đặc biệt trong mùa mưa.

Phân chì Nhật Bản:

Hay còn gọi với các tên khác là phân bón tan chậm có kiểm soát, phân bón hi-control, với những đặc tính:

  • Kiểm soát việc phóng thích dinh dưỡng tối ưu ở mức kiểm soát 3% qua lớp màn bao bọc polymer.
  • Không bị ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài, dinh dưỡng vẫn được cung cấp đầy đủ trong 180 ngày.
Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Kích thích lan sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ với hàm lượng dinh dưỡng cân đối, hợp lý.

So sánh đặc trưng về phân hữu cơ dạng viên và tan chậm:

Cả hai dòng sản phẩm này đều được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu (EC), nguyên liệu lên men phân gà và gà tây tinh khiết, sạch bệnh và hoàn hảo. Cả hai dòng sản phẩm này đảm bảo giá trị dinh dưỡng tối ưu và phù hợp cho nhiều loại cây trồng và đặc biệt không mang mầm bệnh và các chất độc hại cho cây trồng.

Do đó, sử dụng phân bón này sẽ đạt được cả hai mục đích cung cấp dinh dưỡng và an toàn dịch bệnh cho cây trồng, nhất là các vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sạch, an toàn và hữu cơ bền vững.

Vậy, giữa 2 loại phân này có điểm gì nổi bật riêng biệt mà được tin dùng như thế? Cùng tìm hiểu nhé!

Với dòng phân hữu cơ dạng nén nở nhanh thì cơ cấu sản xuất có gì lạ?

Được sản xuất theo phương pháp lựa chọn nguyên liệu phân gà từ các trang trại sạch bệnh và không tồn dư hóa chất. Sau đó, nguyên liệu tinh khiết được lên men hoàn hảo và có bổ sung acid humic và TE hữu cơ để cân bằng dinh dưỡng chất hữu cơ, đa-trung-vi khoáng cần thiết cho cây trồng;

Sau khi được lên men hoàn hảo, chất dinh dưỡng ở giai đoạn sẵn sàng hấp thu được đưa qua giai đoạn ép viên tiên tiến (ở nhiệt độ vừa phải không ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất) nhằm đảm bảo khả năng hấp thu nước nhanh và bung nở ngay sau khi tiếp xúc với nước.

Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơ viên nén bung nở nhanh được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng cho các mục đích sau:

– Cung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng cho vùng đất bạc màu hay thúc cho cây trồng đạt năng suất cao và cấp thời.

– Sử dụng hữu hiệu, cho năng suất nhanh và cao đối với các cây trồng ngắn ngày (rau màu, hoa canh tác nhà kín)

– Tuy nhiên, tác dụng nhanh nhưng có nguy cơ thất thoát chất dinh dưỡng cao nếu mưa kéo dài, lũ lụt hay đất sói mòn

– Thời gian bón theo vụ ngắn và lặp lại nhiều lần trong 1 năm hay 1 vụ mùa kéo dài.

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Tạo mùn hữu cơ cho đất canh tác cực nhanh.

Còn phân tan chậm thì áp dụng công nghệ gì để vận hành?

Là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ kiểm soát độ tan phù hợp mang lại sự tiết kiệm tối ưu (nhả chậm vừa đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng).

Hiện nay, xu hướng sử dụng phân bón nhả chậm ở Mỹ và Châu Âu ngày càng tăng. Nên công ty đã nghiên cứu và phân phối dòng sản phẩm hữu cơ viên nén nhả chậm để đáp ứng tiêu chí kéo dài việc cung cấp chất hữu cơ (tối thiểu là 6 tháng). Chỉ cần bón 2 lần trong một năm mà hàm lượng hữu cơ vẫn đảm bảo đủ cho cây trồng.

Một số tính ưu việt của phân tan chậm có kiểm soát là:

– Sản phẩm đậm đặc cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng so với sản phẩm cùng loại

– Tạo mùn hữu cơ lâu dài, ổn định cho đất và cây trồng ở các mùa vụ tiếp theo.

– Tiết kiệm nhân công và chi phí.

– Không thất thoát chất dinh dưỡng so với phân tan nhanh do địa hình đất canh tác không phù hợp và mưa lũ

– Thời gian bón theo vụ dài hơn và lặp lại ít lần trong 1 năm hay 1 vụ mùa kéo dài

Phân tan chậm có kiểm soát (Controlled Release Fertilizer - CRF) là một loại phân bón dạng hạt giải phóng chất dinh dưỡng dần dần vào đất (tức là với một khoảng thời gian giải phóng có kiểm soát ).
Phù hợp với các cây trồng canh tác dài ngày: cây ăn trái, cây công nghiệp, cỏ,…

Hy vọng bài viết của chúng tôi, sẽ giúp bạn hiểu hơn về phân tan chậm cho lan. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé.

Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón khác nhau và tìm cho mình 1 chiếc máy đóng gói để có thể hoàn thiện bước cuối cùng trong khâu sản xuất. Chúng tôi – Máy đóng gói An Thành chuyên cung cấp các loại thiết bị đóng gói khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé !

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN THÀNH

Địa chỉ: 47/80 Ao Đôi, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TP.HCM

Email: sale@packvn.com, info@packvn.com

Hotline (zalo) : 0903.103.922

Websitehttps://www.packvn.com/

Facebook: https://www.facebook.com/maytudongnangsuatcaoanthanh/

Pinterest: https://www.pinterest.com/donggoianthanh/_saved/

Instagram: https://www.instagram.com/maydonggoianthanh/

Twitter:https://twitter.com/donggoianthanh

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/may-dong-goi-bao-bi-an-thanh/

Youtube: Máy đóng gói An Thành – YouTube

Để lại bình luận

Thông tin của bạn sẽ không được công khai. Trường có đánh dấu * là bắt buộc *

*

0903103922
Hotline Zalo Facebook Email